<May 2024>
SunMonTueWedThuFriSat
2829301234
567891011
12131415161718
19202122232425
2627282930311
2345678
Cỡ chữ:  Thu nhỏ Phóng to
Đạt Ma Huyền Trang
Tác giả: Điều Ngự Tử TÍN NGHĨA

MỤC LỤC

Dẫn Nhập

Lời Giới Thiệu

Phép Bích Quán Của Bồ Đề Đạt Ma

Tĩnh Quán và Bích Quán

Ý Nghĩa Bích Quán Của Tổ Bồ Đề Đạt Ma

Huệ Khả Cầu Đạo

Kệ Phú Pháp Của Bồ Đề Đạt Ma
 
Các Môn Đồ Của Bồ Đề Đạt Ma

Giai Thoại Đạt Ma Xách Dép

Đạt Ma Cắt Mí Mắt

Kế Thừa Tổ Bồ Đề Đạt Ma 

Đạt Ma Tổ Sư Thiền

Bốn Phép Quán Hạnh
 
Sáu Cửa Vào Động Thiếu Thất 

Bài Thuyết Pháp Của Tổ Bồ Đề Đạt Ma Cho Vua Lương Võ Đế

Luận Về Phá Tướng

Nguồn Ảnh Hưởng Đến Tổ Bồ Đề Đạt Ma

 

1

2

3

4

5

6

Dẫn Nhập 

Khi trình bày tiểu sử, tư tưởng hoạt động cho sự phát triển Phật Giáo của hai ngài Đạt Ma Huyền Trang, sự thống nhất trong liên hệ đó, cho ta thấy những điểm then chốt như sau: 

1.- Về Phương Diện Truyền Giáo: Hai ngài Đạt MaHuyền Trang chính là những nhăn vật tiên phong trong việc phát triển, chuyển hóa Phật Giáo từ Ấn Độ sang Trung Hoa. 

*.- Một Vị, từ Trung Hoa theo con đường lụa, sang Ấn Độ để nghiên cứu về Duy Thức Học. 

*.- Một Vị, đưa Thiền tông từ Ấn Độ sang phát triển ở Trung Hoa. 

Và từ đó, đã bành trướng qua những vùng Châu Á Gió Mùa (Asie des Moussons). 

2.- Về Hạnh Nguyện: Hai nhân vật chính yếu nầy là những vị Tổ Sư của các môn phái về Thiền tông và Duy thức tông, khi đã du nhập vào Trung Hoa, tức là đã bước sang một chuyển hóa mới. Nguyên tắc của việc du nhập nầy là: Tùy Cơ Bất Biến, ứng dụng và từng khung cảnh xã hội khác nhau, để truyền bá. 

3.- Điều Thống Nhất giữa Hai Vị Truyền Giáo Nầy Là: Cuộc đời cống hiến đạo pháp của họ đã được mọi tầng lớp trong quãng đại quần chúng ngưỡng mộ, đến độ, đã biến những giai thoại trong những cuộc truyền giaó thành những thiên ký sự thật ly kỳ. Nếu không phải là những nhân vật có đầy đủ uy tín và trọng vọng như thế thì đã không có những tác phẩm như: Tây Du Ký, Tây Du Ngoại Truyện, ... 

4.- Đối Với Việt Nam: Tư tưởng của hai ngài Đạt Ma Huyền Trang đã chiếm một địa vị rất sâu đậm. Khoa luận lý học, lối tọa thiền mà ngày nay đã trở thành một nếp sống phổ cập trong dân chúng, dù là Phật tử hay chưa tin Phật, cũng lấy đó làm cơ sở an tâm,, dưỡng tánh cho mình. 

Với những lý do trên, tác phẩm nầy có tính chất tổng hợp và so sánh. Với những nét đại cương, khaí quát, ở đây chúng tôi chỉ nêu những vấn đề có tính điển hình, tính phổ biến. 

 -- Những câu chuyện gần như giai thoại được giải thích lại.

 -- Những yếu tính cơ bản đưọc khai thác sâu thêm. 

Đó, là những ước mong của người viết, với khả năng hạn hữu của mình, để nói lên hai vấn đề: Lý Luận Nhân Sinh của người Phật tử.  

Lời Giới Thiệu

Trong tinh thần đóng góp Văn Hóa Phật Giáo, làm phong phú thêm tài liệu học Phật là những công tác tinh thần cao quý, cần phải được tán thán, lưu ý, giúp đỡ. Nay, Đại Đức Tín Nghĩa đưa cho tôi bản thảo tựa đề: Đạt Ma Huyền Trang để có ý kiến cụ thể. 

Sau khi đọc qua bản thảo về Hai Vị Tổ, tôi nhận thấy hai tài liệu nầy khúc chiếc, dễ hiểu, không dùng những hình thức văn chương, những chi tiết rườm rà, cốt cho người nghiên cứu nắm vững sự kiện chính yếu, tài liệu nầy căn cứ vào những tài liệu trong và ngoài nước đáng tin tưởng. 

Với sự cố gắng đúng mức, Đại Đức đã sưu tầm một sử liệu Phật Giáo mất nhiều công phu như vậy, thiết tưởng nó sẽ giúp cho những vị nào muốn nghiên cứu về hai vị tổ lớn trong nền Văn học Tư tưởng Phật Giáo, và cho những ai muốn có một vài khái niệm xác thực về nhân vật Bồ Đề Đạt Ma Huyền Trang. Ngoài tính cách huyền thoại, tiếp đến cách bố cục của tác phẩm. Đại Đức đã sắp đặt Tổ Đạt Ma, một con người với bộ óc lớn, bất cần không gian, thời gian và những liên hệ với nhân thế, cuộc đời đối với Tổ Bồ Đề Đạt Ma như sợi lông hồng đầu gậy. Bên cạnh Tổ Huyền Trang ngoài ý nghĩa Cao Tăng, là một Học Giả uyên thâm của Phật Giáo, tìm đến với đạo Phật trước phải tìm đến cội nguồn của nó. Cả hai Tổ đều làm cho đạo Phật nói chung, cho đạo Phật Trung Hoa nói riêng thâm trầm, phong phú về mặt tư tưởng và học thuật. Phải chăng dụng ý của Đại Đức đưa vào tác phẩm mình hình ảnh của hai vị tổ có hai lãnh vực tuy dị biệt mà bổ sung cho nhau làm thành một nền tư tưởng vừa cao thâm và thực dụng, để tránh cho người học Phật khỏi mắc bệnh chỉ chú trọng tư tưởng mà xem nhẹ phần nghiên cứu đích thực để rơi vào những hiểu biết không căn cứ và trái lại, cho những ai chỉ biết lần mò với sự tra cứu mà thiếu phần tư tưởng, thì sự tra cứu ấy không biết đến bao giờ mới thấu đạt? 

Xuyên qua hình thức, nội dung tài liệu có giá trị của Đại Đức, tôi khuyến khích Đại Đức nên in thành sách và cho phổ biến. Đương nhiên tài liệu vẫn còn thiếu sót không sao tránh khỏi, nhưng, những thành công nào mà chẳng trải qua thất bại, những đầy đủ nào mà chẳng đi qua thiếu sót. Chỉ có điều là dám làm và có những sự cảm thông mang một ý nghĩa xây dựng không? 

Với những lý do đó, tôi được hân hạnh giới thiệu tập sách ĐẠT MA HUYỀN TRANG đến với người đọc để chia xẻ những lý do thầm kín và đóng góp tinh thần sơ khởi của Đại Đức cho ngôi nhà Văn Hóa Phật Giáo hôm nay và mai sau. 

Hoa Kỳ, Xuân Quý Hợi – 1984

Đại Đức THÍCH NGUYÊN ĐẠT  

 

Lời Nói Đầu

Bồ Đề Đạt Ma là vị tổ thứ 28 của Thiền Tông tại Tây Trúc, nhưng, Ngài là vị Tổ thứ nhất tại Đông Độ (Trung Hoa) về môn phái Thiền. Cuộc đời ghi chép với nhiều kỳ bí, huyền thoại. Những tư tưởng về An Tâm, Pháp Thân, Phật Thân, lối chỉ thẳng là những thay đổi lớn, về mặt tìm về Giác Ngộ và Giải Thoát. Ngôn ngữ thiền vô cùng súc tích, uyên bác.  

Cuộc Đời Và Huyền Thoại Bồ Đề Đạt Ma 

Những tài liệu biên chép cuộc đời của Bồ Đề Đạt Ma như Cao Tăng truyện của Nam Sơn Đạo Tuyên, Truyên Đăng Lục của Thiền sư Đạo Nguyên, Bích Nham Lục của Phật Quả Viên Ngộ, ... thường chen vào những huyền thoại. Thoại về Tổ Đạt Ma cỡi sóng qua Đông Độ. Thoại về Tổ Đạt Ma cỡi bè lau về Tây Trúc, xách dép phi hành trên ngọn Thông Lãnh. Thoại về Tổ Đạt Ma ngủ gục cắt mí mắt, mí mắt rơi xuống thành cây trà đầu tiên, ... (để trở thành nghệ thuật trà đạo). Những thoại ấy, cốt để thi vị hóa một cuộc đời ngang dọc xông pha, phi thường, ngang dọc vượt biển, ngang dọc chống lại triết thuyết theo danh số, theo giáo điều, ... Chín năm nhin vách đá chùa Thiếu Lâm không nói một lời (Thiếu thất cửu niên vô nhất ngữ). Thoại là lối thi vị hóa cuốc đời. Một cuộc đời quá sôi động, quá cao cả. Sơ Tổ xách dép, đi trên cọng cỏ, ...là nói lên một tâm hồn phơi phới, siêu thoát nghịch đời. Chỉ ngủ quên một chút mà cắt đứt mí mắt, cho thấy sự cuồng nhiệt lúc đi tìm ánh sáng đạo lý. Đó là tất cả những nét độc đáo của tâm hồn Đạt Ma Tổ Sư. Chín năm bích quán, đã phản ảnh một tâm hồn bi đát trên đường tìm đạo. Lương Võ Đế đã không hiểu nổi những ý tưởng mạnh mẽ, những ý nói thẳng. Các danh sĩ, các Cao Tăng đương thời xa lánh và khinh thường Ngài. Họ không thể hiều được ý nghĩ huyền diệu ấy. Họ tôn thờ luân lý. Họ còn mang danh tướng. Họ đam mê phương pháp quy nạp để tìm đạo. 

Câu chuyện chiếc dép trong quan tài được vua Hiếu Trang sắc chỉ đưa về thờ ở chùa Thiếu Lâm. Hai trăm năm sau, thiện tín đưa về thờ ở chùa Hoa Nghiêm. Thì ra, năm vị Tổ kế thừa đã xiển dương thiền học thành một tông phái chính thống. Cuộc đời của Bồ Đề Đạt Ma Tổ Sư thường gặp nhiều trở ngại. Lương Võ Đế dù là người ngoan đạo, thuần thành, vẫn chưa thoát khỏi trí óc tầm thường của kẻ tục. Các danh sĩ xa lánh Ngài đã đành, mà môn đệ cũng ít nữa. Năm lần Ngài bị đầu độc.

Khi Ngài đến Vô Môn, quan Thái thú là Huyện Chi, sau một thời hỏi pháp, có nêu vấn đề: 

 -- Từ lúc vào Trung Hoa đến nay, ai thường hại thầy, xin thầy chỉ họ, con sắp xếp?

Bồ Đề Đạt Ma: 

 -- Nói ra, ắt có tổn hại. Ta nên đi vậy. Sao can tâm hại người, cho mình vui? Có những tình cảm cô độc thê lương đến thế?  

Tài Liệu Về Bồ Đề Đạt Ma 

a.- Về Thân Thế: Ghi chép và lưu hành trong Cao Tăng truyện và Truyền Đăng Lục. Tài liệu Tây phương và Ấn Độ thường nêu lên hai nghi vấn: 

*.- Phải chăng Bồ Đề Đạt Ma là Sơ tổ Thiền tông ở Trung Hoa?

*.- Có thật một nhân vật tên Bồ Đề Đạt Ma hay không? Nếu không, lý giải ra sao? 

Tài liệu nầy sẽ nêu ra giải đáp tổng hợp. 

b.- Kinh Sách: Hiện nay các kinh sách được xem là của Bồ Đề Đạt Ma tổ sư là: “Thiếu Thất Lục Môn”. Ngoài ra, còn có một số bài thuyết pháp mà các học giả Tây phương (Wilger, Hébert) đã tìm ra một vài dịch thuật. Cuốn trên còn nhiều nghi vấn, nhưng, có nhiều phần đã phản ảnh tư tưởng Bồ Đề Đạt Ma, nên càng dễ soi sáng thêm các yếu lý thiền. Còn các bài thuyết pháp (vấn đáp) đã đặt các vấn đề cơ bản thiền tông: Như pháp an tâm, vấn đề pháp thân, Phật tâm. Bài kệ phú pháp nêu rõ yếu chỉ thiền. Tất cả đã tạo được một cơ cấu tư tưởng triết học thiền, từ Bồ Đề Đạt Ma về sau; tức là từ lúc bành trướng sang Trung Hoa, thoát ảnh hưởng huyền bí của Ấn Độ.  

Yếu Tố Xã Hội 

Nghiên cứu hệ tư tưởng thiền của Bồ Đề Đạt Ma, phải nhìn vào một thực trạng xã hội lúc bấy giờ. Và cũng từ đó, Ngài xiển dương chủ trương: “Chỉ Thẳng Vào Tâm Tánh”. Trong cuốn: Thiền Nguyên Chư Thiền Tập, tác giả là Thiền sư Khuê Phong có dẫn:

 -- “Khi Tổ Bồ Đề Đạt Ma đến Trung Hoa vào đời Lương đã nhận thấy rằng: Ở xứ nầy, hầu hết các người học Phật đều chưa đắc Pháp. Họ chỉ hiểu theo danh số, hành theo sự tướng (Dĩ danh số vi giải, sự tướng vi hành)”. 

Vì vậy, để đáp ứng lại, Bồ Đề Đạt Ma chủ trương: Lấy tâm truyền tâm, chẳng lập văn tự.

Sự nghiệp lớn lao nhất của Ngài trong bước đường qua Đông Độ vào đầu thế kỷ thứ sáu vào trung nguyên chính là đã đặt lại vấn đề “NGỘ” cho phương pháp tu trì. Trên bình diện phá chấp, Ngài cố thuyết minh cho những người học Phật chỉ chuyên tinh luyện tập triết lý, nặng về nghi thức, nặng về giáo điều. 

Lề lối trực tiếp “Truyền Tâm Ấn” do Bồ Đề Đạt ma chủ xướng là: Khi ngộ, phóng ra một nhãn quang mới, một nhận thức mới, quán chiếu vào kim ngôn của đức Phật. Cũng từ đó, thiền trở thành tối thượng thừa, con đường đi thẳng vào nước Phật.  

Ngôn Ngữ Thiền 

Thiền là con đường đi thẳng vào chân lý giải thoát. Thiền thoát ly lý luận. Bồ Đề Đạt Ma nêu chuyện A Nan Đà. Ngài là Một trong Mười vị Đại đệ tử của Phật. Ngài nổi tiếng là một nhân vật uyên bác, học rộng. Vì mãi mê nghiên cứu, ngài xa rời Phật tánh. Thiền không nghiên cứu về mặt lý luận, mà là con đường đi thẳng. Ngài Đạt Ma tổ sư không phải là một nhà triết học, chuyên về phân tách, lý luận. Tất cả hệ tư tưởng của ngài chỉ bằng vào một kinh nghiệm, trực tiếp với đời sống tâm linh. Nó kết tinh và nói lên những điều do chiêm nghiệm tinh túy thiền. Cũng vì vậy, nhiều người đương thời đã bài xích, xa lánh. Thái độ nghiên cứu tư tưởng (nhất là các bài thuyết pháp), Ngài không thể phân tách suông theo lý luận học, mà phải sống, phải thiền, mới lãnh hội được. Vì vậy, khi đọc qua bài thuyết pháp cho Lương Võ Đế, những người chuyên phân tích cho đó là lối nhận định táo bạo, “Cách mạng”, kỳ lạ, thẳng thắn. Nếu cứ mãi mê phân tích, thì càng xa dần tư tưởng của Bồ Đề Đạt Ma. Tư tưởng nầy chi đi vào bằng trực giác, bằng “NGỘ”. Từ đó, nảy sinh ra một hệ luận mới: Cần sống một đời sống thiền đến độ đam mê như ngài Bồ Đề Đạt Ma cắt mí mắt, nếu không xao lãng thì Mới Quán Triệt Nổi. Đừng ngạc nhiên khi thấy nhiều danh sĩ xa lánh ngài. Cũng đừng e ngại, khi thoáng thấy những điều mâu thuẩn trong những bài thuyết pháp của ngài. 

Ngôn ngữ thiền có khi chỉ một câu thoại đầu, có khi chỉ là: La, hét, im lặng, ... Vô tự là chơn kinh. 

Nghệ thuật thiền, đến nay thì rất phổ cập. Uống trà là thiền. Múa kiếm, gánh nước, hái củi, ... là thiền. Vậy, thiền chỉ là đạo sống. Sống vô tâm. Bất cấu, Bất tịnh, Bất tăng, Bất giảm. 

Ngài Bồ Đề Đạt Ma đã lưu lại cho đời những gì? Nếu bằng vào sử liệu, thì một số tiểu sử, giai thoại và câu thoại đầu, vài bài thuyết pháp. Nhưng, ảnh hưởng thì sâu rộng vô kể. Cứ nhìn hai trăm năm thiền tông hưng thịnh. Cứ nhìn ảnh hưởng sâu thăm thẳm vào Trung Hoa, Nhật Bản, Việt Nam và nhất là Tây phương ngày nay. Cứ nhìn vào con đường “Đi thẳng” vào giải thoát và giác ngộ. 

Giác ngộ là Giải thoát. Lý tưởng người tu Phật chỉ có thế. 

Lời Tổ Đạt Ma dạy: 

“Đạo Bổn Vô Ngôn,

Ngôn Sinh Ly Tán”. 

Viết tại Hoa Kỳ, Phật Đản 2536 – ngày 04-04-1982

Điều Ngự Tử TÍN NGHĨA

 

Tài Liệu Bồ Đề Đạt Ma 

* .- Cao Tăng Truyện: Cao Tăng Truyện là tác phẩm của Nam Sơn Đạo Tuyên. Sách biên soạn vào năm 645, đầu đời Đường. 

Tài liệu được xem là tư liệu cổ nhất, hiện đang còn thích dụng. Nam Sơn Đạo Tuyên là vị tổ sư khai sáng ra Luật Tông ở Trung Hoa, cũng là một học giả uyên bác. 

Tuy nhiên, Ngài biên soạn vào lúc thiền tông chưa lập hệ thống ở Trung Hoa (Lục tổ Huệ Năng mới lên được chín tuổi). Chính vì vậy, Cao Tăng Truyện ghi chép không đầy đủ tư tưởng, khuynh hướng của Bồ Đề Đạt Ma.  

*.- Truyền Đăng Lục: Tài liệu nầy do Đạo Nguyên biên soạn vào năm 1101, vào đầu đời Tống. Sách do một thiền sư viết, khi thiền tông được xác nhận là một đắc thù. Truyền Đăng Lục ghi chép những danh ngôn, những hành động của các thiền sư. Vi là “LỤC”, tác giả dẫn giải những bộ sách thiền thời trước, nay đã thất lạc, chỉ còn lại tên sách. 

*.- Tánh Chất: Vì những đặc tính như vậy, hai bộ sách biên soạn sai khác nhau về tiểu sử của Bồ Đề Đạt Ma. 

1.- Cao Tăng Truyện: Được biên soạn trong khi thiền tông chưa được định xong cơ bản lập tông. Vì vậy, trong bộ truyện, Bồ Đề Đạt Ma, vị Tổ khai sáng Thiền được coi như những vị tu sĩ Phật giáo khá lỗi lạc nhiều mặt (Phiên dịch luận, luật có nhiều phép thần thông, ...).

Trên cơ sở ấy, tổ Bồ Đề Đạt Ma không chiếm được một vai trò lãnh đạo tông phái nào, khác hẳn các Cao Tăng khác. Theo Nam Sơn Đạo Tuyên, thì tổ Đạt Ma chỉ là: “Một Pháp sư chuyên về thiền định”. Danh từ thiền định ở đây, chỉ là: Phép hành thiền cổ truyền của môn đồ Tiểu Thừa trong cuốn Manual of Zen Buddhism (Rider, London – 1950) D.T. Suzuki nhận định: 

 -- Đạo Tuyên (trong Cao Tăng Truyện) không nắm được Yếu Chỉ của Thông Điệp Bồ Đề Đạt Ma. Dù rằng, ông có thể nhận định được: Trong tư tưởng thiền ấy, có cái gì khác hơn thường gọi là: Bốn thiền, Tám định. Cũng vì vậy, khi vin vào đó, nhiều nhà chú giải quan niệm rằng: 

 -- Trong sự tích Bồ Đề Đạt Ma của Đạo Tuyên, ít có gì được gọi là thiền đúng nghĩa, xứng đáng là vị tổ khai sáng ra thiền tông ở Đông Độ. 

2.- Truyền Đăng Lục: Tài liệu The Way of Zen cua Alan W. Watts có viết: 

- “Nếu Truyền Đăng Lục của Đạo Nguyên có nhiều chi tiết thật khó tin (Nhất là đoạn đời của tổ Đạt Ma trước thời kỳ Đông Độ) ta có lý do tin được rằng: Hầu hết, tiểu sử Đạt Ma qua Đông Độ có giá trị lịch sử. Như vậy, có thể đem sử liệu của Đạo Tuyên để bổ khuyết cho Đạo Nguyên. Nếu không, quả thiếu hẳn tinh thần vô tư trong phương pháp luận, không phân tích đúng dữ kiện lịch sử.”.  

Các Truyền Thuyết Về Bồ Đề Đạt Ma 

Hai Vấn Đề Tổ Đạt Ma: Các nhà nghiên cứu lịch sử triết học tư tưởng Ấn Độ và Trung Hoa, khi bàn đến nhân vật Bồ Đề Đạt Ma, thường đưa ra hai vấn đề mang tính chất sử liệu và huyền thoại. 

1.- Có phải Bồ Đề Đạt Ma là Sơ tổ thiền tông của Trung Hoa (Cũng như Nhật Bản và Việt Nam) không? 

2.- Có thật có một nhân vật lịch sử tôn giáo, mang tên Bồ Đề Đạt Ma không? 

Hai nghi vấn nầy đặt trên nền tảng lý luận như sau: 

a.- Tài liệu về Bồ Đề Đạt Ma hầu hết dựa vào hai tài liệu căn bản: 

*.- Cao Tăng Truyện của Nam Sơn Đạo Tuyên,

*.- Truyền Đăng Lục của Đạo Nguyên. 

Cuốn trên ra đời khi thiền tông chưa hệ thống hóa thành một tông phái (trước khi ngài Lục Tổ Huệ Năng được truyền tâm ấn). Tài liệu mang tính chất truyện ký, nội dung nhắm vào hai yếu tố cơ bản: Những lời kinh vàng và các lối hành đạo. Cuốn dưới sao lục. Mục đích của Đạo Nguyên thiền sư là ghi chép lại các tài liệu Phật giáo (Thiền tông) đã bị thất lạc. 

b.- Nghi vấn về nhân vật Bồ Đề Đạt Ma: Xuất phát từ một số sử liệu Ấn Độ vào thế kỷ thứ sáu không ghi chép đến tiểu sử, tác phẩm, lối hành đạo, truyền đạo của tổ Bồ Đề Đạt Ma. 

c.- Phương pháp lý giải: Có hay không, các nhà nghiên cứu ngày xưa xác định một vấn đề cốt lõi: Thiền tông từ thời đại tổ Đạt Ma sang Trung Hoa đã đặt lại cho sở tu chứng. Gạt bỏ các hình thức, hình tướng, đi thẳng về nguồn, nhìn thẳng vào Tinh túy của kinh nghiệm giác ngộ của đức Phật Thích Ca. Kinh sách chỉ là như ngón tay, phản ứng của thiền tông là: Chặt đứt ngón tay, đi thẳng vào tinh túy giác ngộ. 

Nói một cách khác, sự hiện hữu của tổ Đạt Ma chỉ nên xem là tượng trưng cho tinh thần và thái độ của một tông phái đối với các tông phái Phật giáo ở Trung Hoa thời bấy giờ. Ngoài ra, Hiện tượng Bồ Đề Đạt Ma là nhịp cầu nối liền Phật Giáo Trung Hoa và Phật Giáo Ấn Độ. 

Nghi Vấn: Bồ Đề Đạt Ma là vị tổ thứ 28 về thiền tông ở Thiên Trúc, nhưng, Ngài lại là vị Sơ tổ Thiền tông ở Đông Độ (Trung Hoa). Điều nầy theo đúng tinh thần truyền thống thiền tông. Tuy nhiên, một vài nhà khảo cổ học và sử học vẫn nêu nghi vấn.  

a.- Nghi Vấn Về Câu Na Bạt Đà La (Guanabhadra): 

*.- Tác giả Tịnh Giác: Trong cuốn Lăng Già Sự Tư Ký, tác giả là Tịnh Giác (Vào thế kỷ thứ tám) cho rằng: 

 --  Chính Câu Na Bạt Đà La là tổ sư thứ nhất của thiền tong Trung Hoa (Chứ không phải là Bồ Đề Đạt Ma). 

*.- Tác già Paul Demiéville (Pháp): Trong cuốn Le Concile de l’hasa của Paul Demiéville cho rằng: 

 -- Nguyên trước, thiền tông có tên là Lăng Già Tông. Tác giả Lăng Già Sự Tư Ký đã có lý khi nhận định rằng: Câu Bạt Đà La là tổ sư đầu tiên của thiền tông (tức Lăng Già Tông), Câu Bạt Đà La là người dịch Lăng Già ra Hán văn. 

*.- Theo tác giả cuốn Lịch Đại Pháp Bảo Ký (The Lankavatara Sutra):  

 -- Tổ sư thứ nhất chính là Bồ Đề Đạt Ma. Ngài là tác giả bộ Lăng Già bốn cuốn trao lại cho ngài Huệ Khả (Thần Quang). Ngài Câu Bạt Đà La (Guanabhadra) chỉ là dịch giả (Tài liệu của Suzuki).  

Nghi Vấn Về Nhóm Nghiên Cứu: 

Trong cuốn: Phật giáo, bản chất và sự phát triển (Le Boud dhisme, dans son essence et son developpement), tác giả Edmont Conzé, cho rằng: 

1.- Kinh Lăng Già có từ trước, tổ Đạt Ma không phải là tác giả của bộ nầy. 

2.- Năm 440, đã có một nhóm người nghiên cứu bản phiên dịch kinh Lăng Già do Câu Na Bạt Đà La chuyển sang Hán văn. Mãi đến 80 năm sau (520), Bồ Đề Đạt Ma mới đến Quảng Châu. Và, cũng chỉ là nhân vật hoang đường. Quan điểm của Giáo sư Edmont Conzé không xác quyết ai là tổ sư thiền tông thứ nhất ở Trung Hoa; nhưng, đã gián tiếp công nhận lập luận của Tịnh Giác trong Lăng Già Sự Tư Ký.  

Nhận Định: 

1.- Cho đến nay, công cuộc nghiên cứu vẫn còn tiếp tục. Tinh thần nghiên cứu ấy nhắm vào việc khai quật các tư liệu lịch sử và khảo cổ học. 

2.- Một số học giả cho rằng: Bồ Đề Đạt Ma là tinh túy thiền tông trở về chân lý giác ngộ. Căn bản là tinh thần giáo lý (Theo A. David Neel - Cuốn Initiations – Trang 32 & 33). Đây là ý niệm sáng tạo của một tín đồ nhiệt thành, vào thế kỷ thứ chín hay thứ mười ở Trung Hoa. 

3.- Thực chất của vấn đề nghiên cứu không phải là vin vào nhân vật nào, nhưng vấn đề là truyền đạt giáo lý chính thông của đức Phật lần đầu tiên vào Trung Hoa. Tất cả sự nhận định về tổ Bồ Đề Đạt Ma chỉ là nhận thức của truyền thống thiền tông.  

Nghi Vấn Về Nhân Vật: 

Có thật có một nhân vật đưa thiền học từ Ấn Độ sang Trung Hoa vào thế kỷ thứ sáu không? Và, nhân vật ấy đã hợp sáng (Tổng hợp và sáng tạo) thiền học Trung Hoa phải chăng chỉ là biểu tượng mà thôi? 

Có hai lập luận: 

 -- Không có Bồ Đề Đạt Ma. Đó chỉ là huyền thoại. 

 -- Đức Bồ Đề Đạt Ma là một hiện hữu. 

 -- Lập luận trên căn cứ vào các luận cứ của Phùng Hữu Lan, P. Pelliot, Conzé, ... 

 -- Lập luận dưới căn cứ vào tài liệu dẫn giải của Hồ Thích, Prabodh Chandra Bagchi, ... 

Cuốn lịch sử Phật giáo Ấn Độ của Taranatha (1680) ấn hành tại Petropolis, không thấy nói đến nhân vật nầy. P. Pelliot viện dẫn nhiều chứng liệu, rồi đến kết luận. Lịch sử đức Bồ Đề Đạt Ma là nhân vật đáng nghi ngờ. 

Phùng Hữu Lan không chấp nhận và tin rằng Bồ Đề Đạt Ma đã đưa thiền tông vào Trung Hoa.

Tuy nhiên, tất cả những lập luận trên cũng chỉ là những nghi vấn, giả thuyết, kiểm chứng...

Lập luận dưới mở đầu bằng thiên khảo luận của một học già Ấn là Prabodh Chandra Bagchi (Trong cuốn Indian Influence on Chinese thought) đoan chắc: 

 -- Bồ Đề Đạt Ma là một nhân vật thật, một mẫu người lịch sử. Ngài đến Trung Hoa vào tiền bán thế kỷ thứ sáu. 

Một sử liệu lưu hành từ năm 534 chứng giải: 

 -- Đức Bồ Đề Đạt Ma có mặt tại chùa Loyang. 

Sau nầy Watts, Suzuki, Hebert, Sasaki, Watanab, Dumouline ... đều xác nhận: 

 -- Đức Bồ Đề Đạt Ma đã khai sáng thiền tông Trung Hoa. 

Có hay không có, điều căn bản là tinh thần thiền tông trong suốt 200 năm đã tạo một sắc thái đặc thù và bao quát tại Trung Hoa. Thiền tông đã phá tan những ảnh hưởng của các học thuyết cố chấp hình tướng, lý luận, danh số. Đó là yếu tính để nhập môn. Đó là cơ sở nhận thức quan. 

Ngoài ra, nếu chìm đắm trong tư liệu phụ thuộc, thứ yếu, không thuộc bản chất của thiền. 

Tổ Bồ Đề Đạt Ma Đến Việt Nam (Bắc Việt) 

中國禪宗史

[達摩滅化羅濱, 可亦埋形河涘. 而昔懷嘉譽, 傳檄邦畿, 使其道俗來儀, 請從師範.後以天平之初,北就新鄴,盛開秘苑.

慧可是達摩弟子,在達摩入滅後, 曾在河涘 (黃河邊) 弘化, 天平年間才到新鄴去. 當時遷都鄴城 (故城在今河南臨漳縣西) 是天平元年 (五三四) 所以從達摩入滅到慧可去鄴都, 應有數年的距離. 達摩入滅, 大約在五三O年傾. 達摩曾讚歎永寧大寺, 大寺是建於熙平元年 (五一六年) 永熙三年 (五三四) 為雷火所燬的.當時達摩 [自云一百五十歲] 如傳說屬實, 那達摩可能達一百五十多歲的高壽.

*.- 達摩從海道來中國,由南而北,這是一致的傳說. 曇林序泛說: [遠涉山海, 游化漢魏] 漢與魏, 就是當時的南方與北魏. [續僧傳]却說得更具體:[初達宋境南越,末又北度至魏.隨起所止,誨以禪教].最初到達中國,時代還是劉宋(四二01四七八).登陸的地方1南越,為今海南島的對岸地方.達摩在四七八年以前,早就到了中國,末了才過江到北魏.那在江南一帶,達摩應有一長期的逗留

達摩在北魏,[游化嵩洛).嵩山少林寺,是魏文帝(四九六)為佛陀禪師造的.傳說達摩也在少林寺住.達摩在北魏傳禪的情形,如曇林序說:[亡心(寂默)之士,莫不歸心;(取相)存見之流,乃生譏謗].一開始,達摩禪就顯得不平凡!能深得達摩宗旨的,[唯有道

第一章             菩提達摩之禪

Ghi chú :  Đoạn văn chữ Hán được đổi màu và nằm giữa hai hoa thị là phấn nói về Tổ Đạt Ma đã đến Việt Nam trước khi vượt biển qua Trung Quốc (Đông Độ)

Bản Chữ Hán được trích từ cuốn Trung Hoa Thiền Tông Sử, của ngài Ấn Thuận, đệ tử lớn của ngài Thái Hư Đại Sư, trang 04. 

Phần dịch âm và ghi chú :

 Dịch âm Nguyên văn :

 
           
-  “Đạt Ma tùng hải đạo lai Trung Quốc, do nam nhi bắc, giá thị nhứt trí đích truyền thuyết.

Đàm Lâm tự phiếm thuyết :  “Viễn thiệp sơn hải du hóa Hán Ngụy ...”.  Hán dữ Ngụy, tựu thi đương thời đích Nam Phương dữ Bắc Ngụy.

Tục Tăng Truyện :  Khước thuyết đắc cánh cụ thể :  Sơ đạt tống cánh Nam Việt, mạc hựu bắc độ chí Ngụy. Tùy kỳ sở chỉ, hối dĩ thiền giáo. Tối sơ đáo đạt Trung Quốc, thời đại Hoàng thị Lưu Tống (420 – 478). (*)

Đăng Lục đích địa phương Nam Việt, vi kim Hải Nam đảo đích đối ngạn địa phương. Đạt Ma tại tứ thất bát niên dĩ tiền, tảo tựu đáo liễu Trung Quốc, mạc liễu tài quá giang đáo Bắc Ngụy. Na tại Giang Nam chi nhứt đới, Đạt Ma ứng hữu nhứt trường kỳ đích đậu lưu ...”.

(*)  Chỗ nầy chỉ rõ cho chúng ta biết : Tổ Bồ Đề Đạt Ma đã đến Bắc Việt của nước ta, trước khi qua đảo Hải  Nam và vào Trung Quốc.

 
Tạm dịch :

 
-.  “Đạt Ma Tổ Sư đến Trung Quốc bằng đường biển. Ngài đi từ Nam xuống Bắc. Đây là truyền thuyết xưa nay.

Theo lời tựa của sách Đàm Lâm nói :

-.  “Ngài du hóa Hán Ngụy, từ các vùng xa như núi và biển”. Hán Ngụy đương thời là chỉ cho Nam Phương và Bắc Ngụy.

Sách Tục Tăng Truyện lại nói rõ ràng và cụ thể hơn :

-.  “Ban đầu, Đạt Ma đến nước Tống và Nam Việt. Rồi sau đó, Ngài mới đến Bắc Ngụy. Nơi đây, Ngài đã dừng chân giáo hóa đạo thiền. Lúc ban đầu, Đạt Ma đến Trunbg Quốc chính là thời đại Lưu Tống (420 – 478) ;  nơi tổ Đạt Ma đạt chân lên bờ Nam Việt. Chính là giải đất đối diện với Hải Nam ngày nay (Điều nầy chứng tỏ xác ngàn Ấn Thuận khi viết Trung Quốc Thiền Tông Sử đã nhận rằng : Ngài (Bồ Đề Đạt Ma) đã tới Bắc Việt), đối diện với đảo Hải Nam).

Trước năm 478, Đạt Ma sớm đã đến Trung Quốc. Rồi sau đó, ngài mới vượt sông để đến Bắc Ngụy. Sông nầy là sông Giang Nam, nơi đây Đạt Ma đã dừng chân một thời gian lâu để truyèn đạo ...”.


Ghi chúXin quý vị lưu ý cho :  Chúng tôi chỉ âm phần chữ Hán có liên quan đến vấn đề ngài Bồ Đè Dạt Ma đến Việt Nam (Bắc Việt- đối diện với đảo Hải Nam), mà thôi. Chúng tôi không âm hết toàn trang chữ Hán.

Tiểu Sử Tổ Bồ Đề Đạt Ma  

1.- Xuất gia: Bồ Đề Đạt Ma thuộc giòng Sát Đế Lợi, ở nước Quảng Hương, thuộc Nam Thiên Trúc (Vùng cao nguyên Dekkan) phía Nam Ấn Độ. Con thứ ba của vua Chí Vương. Tên tục là Bồ Đề Đa La (Bodhi Tara). 

2.- Cao Tăng Truyện: Nhân ngày Quốc Hương thọ lễ cúng dường của nhà vua, tổ thứ 27 là Bát Nhã Đa La (Prajnatra) gặp Bồ Đề Đa La. Tổ nhận thấy vị hoàng tử nầy có nhiều nét đặc biệt (Phong thái, ngôn ngữ) mới cùng bàn luận về chữ Tâm. 

Khi thấy Bồ Đề Đa La nhận định đúng yếu lý về chữ Tâm, Tổ Bát Nhã Đa La gọi đến và bảo rằng:

 -- Hoàng tử đối với chư pháp đã được thông lượng, mà Đạt Ma có nghĩa là: Thông Đạt rộng lớn. Vậy, Hoàng tử lấy tên là Bồ Đề Đạt Ma. 

Bồ Đề Đạt Ma nhận và bái tổ thứ 27 làm thầy. Liền làm lễ thế phát và thọ cụ túc giới. 

3.- Đông Độ: Một hôm, tổ gọi Ngài đến truyền pháp: “Sau nầy, sang Trung Hoa mới là nhơn duyên lớn. Song, hãy đợi ta diệt độ khoảng 60 năm, rồi hãy đi. Nếu ngươi đi sớm, sau e sự kiện không tốt.”. 

Triết gia Elliot giải thích như sau: 

Nhận định của tổ sư Bát Nhã Đa La có hai dụng ý: 

1.- Thực trạng tín ngưỡng ở Ấn Độ khó phát triển con đường quy nguyên trực chỉ. Ảnh hưởng của Bà La Môn giáo là một trong các sự kiện phân hóa. 

2.-  Trung Hoa và các nước miền đông là vùng phát triển thuận lợi. Tuy nhiên, các tông phái Phật giáo bấy giờ ở đây coi nặng hình tướng chủ nghĩa. 

Sau khi tổ thứ 27 viên tịch, Ngài vẫn lưu lại Ấn Độ để thuyết pháp và giaó hóa. Cùng chung công cuộc hoằng dương có vị huynh đệ đồng sư là Phật Đà Tiên. Quần chúng Phật tử ở Ấn Độ lúc bấy giờ thường gọi hai vị là: Mở hai cửa cam lồ. 

Giáo Hóa: Trong thời kỳ truyền giáo ở Ấn Độ, có hai sự kiện nổi bật:

a.- Cảm hóa môn đồ: Trong thời kỳ đó, sáu môn đồ của ngài Phật Đà Tiên lại phân hóa thành Sáu tông phái: 

a.1.- Hữu tướng tông,

a.2.- Vô tướng tông,

a.3.- Định huệ tông,

a.4.- Giới hạnh tông,

a.5.- Vô đắc tông,

a.6.- Tịch tịch tông. 

Sự kiện nầy chẳng những gây ra nhiều cuộc tranh luận gay gắt giữa các nhân vật chủ trương, xa lần yếu lý của đức Phật, mà còn làm xáo trộn niềm tin của hàng Phật tử. Các giáo phái khác cũng kích bác. 

Bồ Đề Đạt Ma nhận định: Sự phân hóa đó là nguồn gốc của thoái trào, chánh pháp suy vi. 

Vì vậy, Ngài dùng nhiều phương cách khác để cảm hóa họ quay về chánh pháp. 

b.- Vua Dị Kiến: Khi vua Nguyệt Tịnh băng hà, con vua là thái tử Dị Kiến lên kế vị. Lên ngôi chưa được bao lâu, vì tân vương lại tin theo các tà thuyết, đã lên tiếng công kích Phật giáo. Điều nầy đã ngăn cản Phật Giáo Ấn Độ đang bành trướng. Bồ Đề Đạt Ma thấy được nguy cơ ấy, liền sai một đệ tử tên là Ba La Đề, vào cung để nhiếp hóa. 

Nhà vua mới tỉnh ngộ. Vua Dị Kiến nói ra, mới biết Ba La Đề là đệ tử của chú mình (Bồ Đề Đạt Ma). Nhà vua liền phái người đến cung thỉnh Ngài về cung để giáo hóa. 

4.- Đến Quảng Châu (520): Sau một thời gian giáo hóa ở cung vua, Ngài nhận thấy Cơ duyên sang Trung Hoa đã đến. Ngài đem lời huyền ký của tổ Bát Nhã Đa La (thứ 27) thuật lại cho vua rõ. Nhà vua không dám ngăn cản, liền sai đóng một chiếc thuyền lớn, phái thủy thủ đưa Ngài sang Trung Hoa (517). Vua và quần thần ra tận bờ biển để tiển đưa. Ngài ở trên thuyền suốt ba năm (517 – 520). Thuyền cập bến Quảng Châu, bấy giờ vào đời vua nhà Lương, niên hiệu Phổ Thông nguyên niên (520), vào ngày 21 tháng 09 năm Canh tý. 

Thiên sứ ở tỉnh nầy ra tận thuyền đón Ngài. Sau đó, dâng sớ về triều, tâu lên cho vua Lương Võ Đế biết. 

5.- Từ Ấn Độ sang Trung Hoa: Khi tổ thứ 27 là Bát Nha Đa La chỉ dẫn cho Bồ Đề Đạt Ma: Phải du hành sang Trung Hoa, dụng ý sâu sắc nhất là tìm một môi trường thích hợp cho thiền tông. 

Thiền tông ở Ấn Độ thường mang nặng về tinh thần huyền bí, khó hiểu, xa với uyên nguyên của thiền học. Vì vậy, cần phải được phát triển theo một chiều hướng khác; đúng hơn, một môi trường khác. Đó là Trung Hoa.

 D. T. Suzuki (Manual of Zen Buddhism) đã làm một bản so sánh sâu sắc như sau: 

Đất Ấn Độ quá siêu hình, dễ buông xuôi theo trí tưởng tượng thần bí.

Ấn Độ là đất dụng võ của Duy thức tông, Chân như tông, Hoa nghiêm tông, Không luận tông, ... 

Còn Thiền tông, phải cần đến một tâm hồn, đã từng thấm nhuần trong tư tưởng Lão Trang, mà vẫn không thể tách ra ngoài những tình tiết của cuộc sống thường ngày.

Điềm đạm, hào sảng, chơn chất phần nào và còn bình thản, mẫn tiệp và còn quân bình đúng mức nữa. Đó là những Đức tánh cần phải có để đưa thiền tông đến hiện trạng. Nghĩa là: Nếu Phật giáo Đại thừa theo kiểu Long Thọ và Mã Minh, và các bộ kinh Duy Ma Cật, Bát nhã, ... nhất là kinh Lăng Già, nếu không được các thiên tài Trung Hoa luyện chế lại, chắc chắn Thiền tông không bao giờ xuất hiện. 

Truyền Đăng Thập Lục có chép: 

Sau ba năm vượt biển, Ngài đến Nam Hải (Trung Hoa) vào triều nhà Lương . Lương Võ Đế hay tin, liền sai sứ phụng chiếu, triệu ngài về Kim Lăng, để nhà vua đón tiếp. Sau vài ba câu chuyện qua lại, Bồ Đề Đạt Ma đã để lộ cá tính ngang nhiên của một con người siêu thoát. 

6.- Tiếp xúc Lương Võ Đế: Vua Lương Võ Đế là người ngoan đạo thuần thành, nhưng, vẫn chưa thoát ra được những trí óc tầm thường của kẻ tục. Truyền Đăng Lục có chép như sau: 

Lương Võ Đế hỏi: 

 -- Từ ngày tức vị đến nay, Trẫm đã từng xây cất 300 ngôi chùa, biên chép kinh điển không biết bao nhiêu mà kể; vậy, có công đức gì không? 

Sơ Tổ đáp: 

 -- Tất cả đều không có công đức. 

Lương Võ Đế hỏi: 

 -- Tại sao lại không có công đức? 

Sơ Tổ đáp: 

 -- Đó chỉ là: “Nhơn hữu lậu”. Chỉ được những quả vị nhỏ trong cõi trời người, như bóng với hình. Tuy có, nhưng không được. 

Lương Võ Đế hỏi: 

 -- Vậy công đức chơn thực là gì? 

Sơ Tổ đáp: 

 -- Trí, phải thanh tịnh. Thể, phải lắng không. Đó là chơn thực công đức. Công đức ấy không thể lấy việc thế gian mà cầu được. 

Lương Võ Đế hỏi: 

 -- Chơn lý cùng tột của đạo Thánh là gì?

(Như hà thị Thánh đế đệ nhất nghĩa?) 

Sơ Tổ đáp: 

 -- Trống rỗng, hồn nhiên, không gì là Thánh

(Quách nhiên vô Thánh). 

Lương Võ Đế hỏi: 

 -- Trước mặt Trẫm là ai? 

Sơ Tổ đáp: 

 -- Không biết. 

7.- Quách nhiên vô Thánh: Bích Nham Lục quyển Một có giải thích như sau: 

Ngũ tổ Hoằng Nhẫn có chỉ rõ rằng: Chỉ trong mấy chữ Quách Nhiên Vô Thánh ấy, thì ai cũng thấu suốt được. Ngồi nhà ngủ yên. Đó là chỗ kỳ đặc của tổ sư Bồ Đề Đạt Ma. Một mặt đánh vào khối Cát đằng (Văn tự, Ngôn ngữ, Kiến thức) chẳng ngại về người đập nát thùng sơn. 

Vì vậy, phải nhận thấy rằng: Khi đã tham suốt một câu, thì ngàn vạn câu đều thông suốt. Ngồi đâu yên đó. Nắm gì vững nấy. 

Cổ thi có câu: 

“Thịt nát, xương tan chữa đèn xong,

Một câu siêu thoát ngàn ức kiếp”. 

Lời Tụng Của Tổ Bồ Đề Đạt Ma  

Sau cuộc tiếp xúc và thuyết pháp cho Lương Võ Đế nghe về các vấn đề: Phật tánh, Pháp thân, Đạt Ma tổ sư có lời kệ: 

Nhất tiễn tầm thường, lạc nhất tiêu,

Cánh gia nhất tiễn, dĩ tương thiêu,

Trực quy thiếu thất, phong tiền tọa,

Lương chúa, hưu ngôn, cánh khứ chiêu. 

dịch nghĩa: 

Mỗi mũi tầm thường, lạc chim điêu,

Mũi tiếp dồn thêm, đốt cháy tiêu,

Trực chỉ Thiếu thất, ngồi vách đá,

Vua Lương thôi chớ: thỉnh cùng kêu.

 

Bia Văn Tưởng Niệm Bồ Đề Đạt Ma 

Bích Nham Lục chép rằng: 

Đế chẳng khế hợp, sư thầm lặng qua sông, sang nước Ngụy, chẳng lộ mặt, đi thẳng lên thiếu Lâm. Chín năm diện bích. Tiếp độ đưọc Huệ Khả (tức Thần Quang), sau đó độ đến người thứ sáu.

Hóa độ xong. Truyền pháp đã có người. Sư không tự cứu nữa. Ngồi mà hóa êm. Nhục thân tán tại chùa Định Lâm, núi Hùng Nhĩ.  

Bia Văn Của Lương Võ Đế: 

“Thấy như chẳng thấy,

Gặp như chẳng gặp,

Đối mặt như chẳng đối mặt,

Xưa đâu? Nay đâu?

Oán bấy! Hận bấy!  

Bài Tán Của Lương Võ Đế: 

“Tâm có chăng?

Khoáng kiếp uổng trệ phàm phu,

Tâm không chăng?

Sát na sớm lên diệu giác”. 

Ghi chú: Bích Nham Lục: Tác giả là Phật Quả Viên Ngộ (1063 – 1135). Nội dung gồm có: 100 bài thơ thiền. Sau mỗi bài thơ, có lời bình (bằng thơ) của ngài Tuyết Đậu và lời giảng của ngài Viên Ngộ. Tác phẩm nầy du nhập vào Nhật Bản ở thời kỳ Kamakura (Khiêm Thương). Từ đó, Bích Nham Lục được xem là một trong những bộ sách quan trọng nhất, nhất là người thuộc giòng thiền Lâm Tế (tài liệu của D. T. Suzuki). 

Lý Giải Của Bồ Đề Đạt Ma 

Trong cuốn Thiền học Giảng thoại (Đài Bắc Kiến Khang Thư Cuộc ấn hành 1960) có nêu lý giải về Quách Nhiên Vô Thánh như sau: 

“Sở dĩ Bồ Đề Đạt Ma đáp lại bốn chữ Quách Nhiên Vô Thánh để chỉ vào cảnh giới tự chứng ngộ”, là vì: 

 -- Lương Võ Đế hỏi:

Đệ nhất nghĩa đế. 

 -- Tổ Đạt Ma đáp:

Đệ nhất nghĩa. 

Người hỏi, là hỏi đệ nhất nghĩa của Chơn đế hay Tục đế. 

Còn người đáp (Tổ Đạt Ma) là đáp đệ nhất nghĩa của Thánh Trí Tự Giác của Phật Đà.

Cảnh giới tự giác vốn đã siêu thoát cả Chơn đế lẫn Tục đế. Tức là cảnh giới Niết bàn vi diệu tuyệt đối.

Vì vậy, Lương Võ Đế ngẫn ngơ, không tài nào có thể lãnh hội nổi cái thậm thâm vi diệu ấy được. Quách nhiên vô thánh thán có thể xem như minh thị xác đáng nhất về căn bản pháp của thiền tông (Tài liệu của Léon Wieger).  

Phép Bích Quán Của Bồ Đề Đạt Ma 

 Cao Tăng truyện có chép: 

Sau 19 ngày, Bồ Đề Đạt Ma bỏ Lương Võ Đế lén qua sông, đến vùng Giang Bắc. Ngài nhập cảnh nước Ngụy, đi lần về Lạc Dương, nhằm vào đời Hậu Ngụy. Vua Hiếu Minh Đế, niên hiệu Chánh Quang nguyên niên (520), ngày 23 tháng 11 năm Canh tý. Ngài dừng chân và trú tại chùa Thiếu Lâm ở Trung Sơn. Trọn ngày ngồi xiay mặt vào vách đá, im lặng. Người đời gọi là Bích Quán Bà La Môn (Thầy Bà La Môn ngồi nhìn vách). 

Phép Bích Quán: 

Truyền Đăng Lục chép: 

Thời ấy (tại Đông Độ) có hai nhân vật Đạo Dục và Huệ Khả; tuy thuộc về hàng hậu sanh, tuổi nhỏ, song tuấn tú, chí khí cao, duyên may gặp được Tổ sư (tức Bồ Đề Đạt Ma).

Họ bèn ở đó, phụng sự nhiều năm, hết lòng tu học. Họ chỉ mong pháp sư chỉ bảo. Pháp sư cũng thương họ cho là chí thành, liền chỉ dạy cho chơn đạo. 

 -- Đây là Tâm,

 -- Đây là phép phát hạnh,

 -- Đây là phép thuận vật,

 -- Đây là phép phương tiện. 

Đó là phép An tâm của Đại thừa giáo, cẩn thận. Chớ hiểu lầm. 

 -- An tâm, đó là Bích Quán,

 -- Phát hạnh, đó là Tứ Hạnh,

 -- Thuận vật, đó là phòng ngừa sự chê hiềm,

 -- Phương tiện, đó là khiến mình đừng chấp trước.

Tĩnh Quán và Bích Quán 

Tĩnh Quán: Phương pháp tĩnh quán được chép trong kinh Kim Cang Định. Sách nầy được dịch ra chữ Hán vào đời Bắc Lương (397 – 439). Thành quả như sau: 

“Hành giả, trong một ý niệm ngưng trụ Tĩnh Quán, sẽ kiến chiếu vào tánh Phật. Chẳng phải có, chẳng phải không. Chẳng phải ta, chảng phải người. Chung cùng với sự vật tri giác, cũng giống như hàm linh. Tất cả cùng một thể. Chính lúc đó, hành giả sẽ kiên trì Tâm Địa Kinh Cang.

Kết quả chẳng xa lìa, sẽ được tịnh nhiên vô vi. Tâm tưởng không còn phân biệt nữa. Đó là nguyên tắc Lý Nhập”. 

Đoạn kinh nầy mang ý nghĩa như Bốn Quán Hạnh của tổ Bồ Đề Đạt Ma. Chỉ có khác: Tĩnh Quán đổi thành Bích Quán. 

Bích có nghĩa là tường, vách. Thành ngữ có câu: 

- Bích lũy nan xuyên (tường thành khó qua) 

Theo Phật giáo là hình dung. Thái độ đứng thẳng. Theo D. T. Suzuki, sự thay đổi danh từ ý nghĩa thật vô cùng quan hệ. Bởi lẻ, nó thay đổi toàn bộ tinh thần bản văn.

Nam Sơn Đạo Tuyên khi lý giải về thiền, có phân tích: 

“Phương pháp Đại thừa Bích quán là sự nghiệp tuyệt diệu của Bồ Đề Đạt Ma ở Trung Hoa. Cũng vì vậy, pháp sư nầy thường được danh hiệu là Bích quán Bà la môn.” (Có nghĩa là ông sư ngồi nhìn vách). 

Ở Nhật Bản, các môn đồ của thiền Tào Động (Do ngài Thạch Đầu Hy Thiên chủ xướng) noi gương của tổ Đạt Ma, khi ngồi thiền thường xoay mặt nhìn vào vách. 

Ý Nghĩa Bích Quán Của Tổ Bồ Đề Đạt Ma 

Bích Quán, nếu chỉ có nghĩa quay mặt vào vách suông, thì quả là quá phiến diện. Theo các học giả Charles Elliot (Hinduism and Buddhism), David Neel (initiations Lamaique), Phùng Hữu Lan (Précis d’histoire de la philosophie) thì pháp môn nầy quả là: Một phong trào cách mạng trong đường lãnh đạo. 

Suzuki viết: Bích Quán mang một ý nghĩa cao diệu vô cùng. Muốn như vậy, phải hiểu theo tinh thần đoạn văn sau đây, do Truyền Đăng Lục trích diễn, bộ sách mang tên Biệt Lý. 

Ban đầu, Bồ Đề Đạt Ma ở chùa Thiếu Lâm chín năm. Vị nhị tổ Huệ Khả nói pháp rằng:

 Ngoại tức chư duyên,

Nội tâm vô suyễn,

Tâm như tường bích,

Khả dĩ nhập đạo. 

Nghĩa là: 

Ngoài dứt các duyên,

Trong không toan tính,

Tâm như tường vách,

Mới là nhập đạo. 

Ngài Huệ Khả trình bày hết tất cả những nhận định về bản thể của tâm (Tánh Lý). Lần nào tổ Đạt Ma một mục cũng bảo là Không Đúng, mà cũng không bảo nói gì về tâm thể vô niệm. 

Một ngày kia, Huệ Khả nói: 

 -- Tôi đã dứt hết chư duyên rồi. 

Sư hỏi: 

 -- Người không biến thành đoạn diệt (hư vô) đấy chứ? 

Huệ Khả đáp: 

 -- Chẳng thành đoạn diệt. 

Sư hỏi: 

 -- Lấy gì mà tin là chẳng thành đoạn diệt? 

Huệ Khả đáp: 

 -- Do “Cái tự nhiên” vậy. Còn nói ra thì thật rất khó. 

Sư giải thích: 

 -- Đó, chính là bí quyết tâm truyền tâm của chư Phật. Ngươi chẳng nghi ngờ gì hết. 

Huệ Khả Được Tổ Bồ Đề Đạt Ma Truyền Tâm Ấn 

Huệ Khả (Thần Quang) họ Cơ, ở Võ Lao. Giòng giống Tôn Thất nhà Chu. Cha mẹ ông đã lớn tuổi mà chưa có con. Lắm phen đến chùa cầu tự.

Sau bà có thai. Sinh ra đặt cho tên là Quang (Vì khi lọt lòng mẹ có hào quang chiếu sáng ngời). Thuở nhỏ, Cơ Quang học tập nghiên cứu rất rộng sâu và tinh thông Lão Trang.

Đến năm 30 tuổi (525), ông ta nhận định rằng Lão Dịch chỉ là sách của thế gian. Chẳng đạt được Đạo lý. Vì vậy, ông quay sang nghiên cứu Phật giáo.

Ông ta đi tìm thầy học đạo. Khi đi đến Lạc Dương, lên núi Hương Sơn, chùa Long Môn gặp thiền sư Bảo Tịnh, bèn xin xuất gia.

Sau đó, lại đến chùa Vĩnh Mục, thọ giới với Phù Dung Giảng Tử. Ông chuyên học về kinh luận. Chẳng bao lâu, ông rất tinh thông kinh điển. 

Năm 32 tuổi (526), ông trở lại với bổn sư, tại chùa Hương Sơn. Trọn ngày, ông ngồi thiền trên núi. Suốt tám năm (526 – 534) như thế, thì một hôm, khi ông đang thiền định, bỗng có vị thần (?) hiện ra, chỉ dẫn: 

 -- Ngài không nên ở đây lâu. Muốn đạt được đạo quả, hãy đi về phương nam. 

Hôm sau, trên đầu của ông chợt đau như kim châm, không chịu nổi. Ông định đi tìm thuốc chữa trị, chợt nghe trên không có tiếng nói vọng xuống: 

 -- “Đây là đổi xương, không phải bệnh thường”.

(Nhơn vì có thần đến mách bảo, sư Bảo Tịnh cho đổi tên hiệu là Thần Quang). 

Thần Quang đem chuyện nầy thuật lại cho bổn sư nghe, sư Bảo Tịnh ngăn cản, không cho uống thuốc.

Sáng hôm sau, Bảo Tịnh xem trên đầu Thần Quang, quả thấy đầu xương nổi cao như hình năm trái núi, liền bảo: 

 -- Ngươi có tướng tốt như thế nầy, chắc là đắc đạo. Thần lại dạy ngươi sang miền Nam. Ta có nghe đạo sĩ Bồ Đề Đạt Ma đến chùa Thiếu Lâm. Chắc là đó vậy. 

Huệ Khả Cầu Đạo

Khi đến chùa Thiếu Lâm (Trung Sơn), Thần Quang dâng trọn đời mình cho chơn lý. Sau khi chịu khó mệt nhọc lặn lội tìm đến tổ Đạt Ma, Thần Quang thiết tha vang xin thầy giải thích nỗi quằn quại khổ đau ray rứt của lòng mình. Nhưng Đạt Ma tổ sư vẫn ngồi điềm nhiên, im lặng nhin mặt vào tường; nét mặt lầm lỳ lạ lùng, không nói một lời, cũng không cảm động. Tư thế vẫn trơ trơ, thản nhiên một cách tàn nhẫn. 

Tuy vậy, Thần Quang vẫn không nản lòng. Nhà sư nghĩ rằng: 

“Người xưa tầm đạo chẳng thiết tha đến thân mạng. Nay ta chưa được một trong muôn phần của các ngài”. 

Lúc ấy, trời về mùa đông. Tuyết rơi không ngừng, phủ trắng xóa cả núi đồi. Thần Quang vẫn đứng thẳng trơ trơ trước sân, chấp tay hướng về Ngài. 

Đến sáng, tuyết rơi ngập cả đầu gối. Nhưng, gương mặt của Thần Quang vẫn sáng ngời, vẫn thản nhiên. 

Bồ Đề Đạt Ma quay lại hỏi: 

 -- Ngươi đứng suốt đêm trong tuyết lạnh, ý định để cầu gì? 

Thần Quang thưa: 

 -- Con đến đây đề cầu đạo. Xin Ngài thương xót, xin cứu vớt một tâm hồn đau khổ. 

Bồ Đề Đạt Ma dạy: 

 -- Đạo lý vô thượng của Phật chỉ có thể cầu được là sau khi đã trải qua sức tinh cần của nhiều kiếp. Phải chịu đựng những gi khó chịu đựng nhất. Phải làm những việc khó làm nhất. Nếu cứ đem những đức nhỏ nhen, cái trí nông cạn, cái tên khinh mạn mà muốn cầu đạo vô thượng, quả là nhọc công vô ích, chẳng thu được gì. 

Khi nghe Đạt Ma dạy như thế, sư Thần Quang liền lấy cây thanh đao tự chặt cánh tay trái, rồi đem ra trình trước mặt thầy để tỏ lòng thiết tha vô hạn của mình. 

Tổ biết đây là pháp khí, liền dạy: 

 -- Chư Phật lúc bắt đầu cầu đạo, cũng vì pháp nên quên thân. Nay ngươi chặt cánh tay, đem để trước mặt ta, tâm cầu đạo như vậy, cũng khá.. 

Thần Quang thưa: 

 -- Bạch thầy, pháp ấn của chư Phật con có thể nghe được chăng? 

Bồ Đề Đạt Ma: 

 -- Pháp ấn của chư Phật không phải từ người khác mà được. 

Thần Quang thưa: 

 -- Bạch thầy, tâm con chưa an, xin Thầy day phép an tâm cho. 

Đạt Ma tổ sư: 

 -- Ngươi đem tâm ra đây, ta sẽ an cho. 

Thần Quang sững sốt một hồi lâu rồi thưa: 

 --  Bạch Thầy, con tìm kiếm tâm, mà chẳng thấy đâu cả. 

Tổ sư: 

 -- Đó, ta đã an tâm cho ngươi rồi. 

(Vô Môn Quan – Taisho Daizasho – No: 2005)  

Phần đối đáp giữa tổ Đạt Ma và ngài Huện Khá (tức Thần Quang) bằng Hán văn như sau: 

Nhị tổ vân: 

 -- Đệ tử tâm vị an, khất sư an tâm. 

Ma vân: 

 -- Tương tâm lai vị nhữ an. 

Tổ vân: 

 -- Mích tâm liễu bất khả đắc. 

Ma vân: 

 -- Vị nhữ an tâm cánh. 

Sau khi được tổ Bồ Đề Đạt Ma nói: “Vị nhữ an tâm cánh” Thần Quang liền bỗng nhiên khế ngộ. Sơ tổ bèn đổi Thần Quang thành Huệ Khả. 

Sau nầy, Huệ Khả được truyền y bát và trở thành vị tổ thứ hai của Thiền tông Trung Hoa. 

Kệ Phú Pháp Của Bồ Đề Đạt Ma  

Kệ phú pháp là những bài thơ ngắn, súc tích nói lên tính chất uyên áo của đạo thiền. Thông thường, mỗi vị tổ sư đều có lưu lại một bài kệ phú pháp. Lời mở đầu của bài kệ phú pháp thường nhắc câu: Nay ta trao lại cho ngươi kho tàng con mắt của Chánh pháp. Ngươi giữ gìn lấy. Phải ghi nhớ luôn. 

Bài Kệ của Tổ Đạt Ma như sau:

Ngô bổn lai tư sở,

Thọ pháp, cứu mê tình,

Nhất hoa khai ngũ diệp,

Kết quả tự nhiên thành. 

Dịch: 

Ta vốn qua Đông Độ,

Trao pháp, cứu mê tình,

Một hoa năm cánh trổ,

Trái kết tự nhiên thành. 

Giải thích: Kệ Phú pháp của 28 vị Tổ sư Thiền tông được ghi chép ở trong năm tác phẩm sau đây: 

1.- Truyền Pháp Chánh Tông Ký,

2.- Tục Pháp Ký (của Chí Cương Lương và Câu Na liên Xứ),

3.- Bửu Lâm Truyện,

4.- Thánh Trụ Chi,

5.- Truyền Đăng Lục (Đạo Nguyên). 

Các tác phẩm bị thất truyền. Chỉ có Truyền Đăng ục ghi chép lại đầy đủ; ngoài ra, còn có phần chú giải. Trong kệ phú pháp của tổ Đạt Ma, có ba sự kiện nổi bật và mỗi sự kiện lại biểu trưng cho một tình trạng đạo pháp: 

a.- Mê tinh: Ám chỉ cuộc tranh chấp tư tưởng của các Tăng đồ môn phái Phật giáo coi trọng hình thức, kinh điển, tôn sùng hình tướng. 

b.- Năm cánh trổ: Có thể ngụ ý tiên đoán Năm vị tổ sư thiền Trung Hoa thừa kế tổ Bồ Đề Đạt Ma là: Huệ Khả, Tăng Xán, Đạo Tín, Hoằng Nhẫn và Huệ Năng. 

c.- Kết trái: Hậu vận cực thịnh của thiền tông Trung Hoa. D. T. Suzuki dẫn như sau:

- Có điều chăc chắn được xác nhận trong lịch sử là: Tôn chỉ của ngài Bồ Đề Đạt Ma từ khi du nhập vào Trung Hoa và gần 200 trăm năm sau khi Tổ viên tịch, đã được dân tộc nầy đồng hóa một cách tốt đẹp nhất, theo tinh thần đặc thù của họ. Thiền dưới hình thức hiện có, không thể chín muồi ở đâu khác, ngoài đất Trung Hoa. 

(Trích trong Manual of Zen Buddhism – Rider – London xuất bản 1950)  

Kệ Phú Pháp Số 2 

Giang tra phân ngọc lãng,

Quảng cự khai kim tỏa,

Ngũ khẩu tương cộng thành,

Cửu, thập vô bỉ, ngã.

Dịch: 

Bè lau rẽ sóng ngọc,

Đuốc sáp mở khóa vàng,

Năm miệng cùng nhau bước,

Chín, mười không ta, người.  

Chú thích: Theo cổ truyện, bài kệ phú pháp nầy, báo trước ngày Tổ Đạt Ma viên tịch. Câu thứ ba, theo lối chiết tự như sau: 

Chữ Ngũ (năm) nằm trên chữ Khẩu (miệng) thành chữ Ngô (ta). Ý nói: Ta sẽ thâu thần vào cõi niết bàn tịch diệt (Vô bỉ, vô ngã) vào ngày Chín (cửu), tháng Mười (thập), nhằm năm Bính thìn (536), triều nhà Lương, tức Đại Thông thứ hai. Đó là ngày vía của tổ Đạt Lai La Ma. 

Các Môn Đồ Của Bồ Đề Đạt Ma 

Sau chín năm Bích Quán (520 – 528), Sơ tổ muốn trở về Thiên Trúc, bèn gọi các Môn đồ đến bảo rằng: 

 -- Ngày ta lên đường cũng sắp đến, các ngươi thử trình xem Vốn Sở Đắc của từng người về phép tu thiền. 

Lúc đó, Đạo Phó bạch rằng: 

 -- Theo chỗ nhận định của đệ tử, chẳng chấp văn tự, chẳng lìa văn tự. Đó là chỗ sở dụng của Đạo. 

Sơ tổ bảo: Ngươi được phần Da của ta. 

Ni Tổng Trì bạch: 

 -- Chỗ hiểu biết của đệ tử ngay như A Nan (Khánh Hỷ) nhìn vào Phật A Súc (Bất Động) thấy một lần, rồi không thấy nữa. 

Sơ tổ bảo: 

 -- Bà được phần Thịt của ta. 

Đạo Dục bạch: 

 -- Bốn đại vốn không, Năm uẩn chẳng thật, chỗ thấy của đệ tử là không có gì sở đắc. 

Sơ tổ bảo: 

 -- Ông được phần Xương của ta. 

Sau cùng là Huệ Khả. Huệ Khả đảnh lễ Sơ tổ, như thế rồi đứng thẳng. Không nói lên thêm một điều gì nữa cả. 

Sơ tổ bảo: 

 -- Ông được phần Tủy của ta.  

Chú thích: Theo nhận định của Hsien Sung, trong bộ Chan1h Pháp Tương Truyền, thì ở đây tổ Bồ Đè Đạt Ma phỏng theo ngài Long Thọ, giải thích trình độ hiểu biết về thiền. Trong bộ luận nổi tiếng về kinh Bát Nhã, ngài Long Thọ có viết: 

Giới hạnh là Da,

Thiền định là Thịt,

Trí tuệ là Xương,

Diệu tâm là Tủy. 

Theo ngài Long Thọ, Diệu Tâm là cái mà đức Phật mật phú cho hàng đệ tử. Hsien Sung dẫn lời của ngài Trí Khải đại sư đời Tùy: 

 -- Tâm là chỗ của chư Phật, như Trung đạo, không phân biệt, chẳng phải tất cả, mà cũng không hề có ngôn từ nào mà phô diễn cho thích đáng. 

Giai Thoại Đạt Ma Xách Dép: 

Truyền Đăng Lục có chép: 

 -- Ngày mồng Chín tháng Chín năm Bính thìn, nhằm niên hiệu Đại Thông, năm thứ hai, nhà Lương (529 TL.), Ngài ngồi an nhiên thị tịch. 

Đến ngày 18 tháng 12 năm ấy, làm lễ đưa nhục thân của ngài nhập tháp tại chùa Định Lâm, núi Hùng Nhĩ. 

Về sau, vua Hậu Ngụy sai Tống Vân đi sứ sang Ấn Độ. Khi Tống Vân trở về, gặp Ngài tại núi Thông Lãnh, thấy Ngài trên tay có xách dép, một mình đi như bay. 

Tống vân hỏi: 

 -- Thầy đi đâu? 

Ngài đáp: 

 -- Ta về Tây phương. 

Ngài còn nói thêm: 

 -- Chủ ông đã chán đời rồi. 

Tống Vân lấy làm nghi hoặc, từ giả Ngài, trở lại triều đình. Đến triều, thì vua Minh Đế đã băng hà. Hiển Trung Đế lên kế vị. Ông đem việc ấy tâu lại cho tân vương nghe, nhà vua ra lệnh mở tháp và mở nắp quan tài. Quả nhiên, quan tài trống không, chỉ cnò một chiêc dép. Vua sắc chỉ, cho đưa chiếc dép về thờ ở chùa Hoa Nghiêm. Đến nay đã thất lạc. Vua phong Thụy hiệu Ngài là Viên Giác thiền sư, pháp hiệu là Không Quán.  

Đạt Ma Cắt Mí Mắt: 

Theo tài liệu của Alan W. Watts (The Way of Zen) kể lại thì: Có một lần nọ, trong khi đang thiền, Bồ Đề Đạt Ma bỗng ngủ gục. Ngài nổi giận liền cắt mí mắt. Những mí mát ấy rơi xuống đất và mọc thành những cây trà đầu tiên. Cũng dựa vào chuyện đó, ta thấy: 

 -- Những vị thiền sư thường dùng trà để uống cho khỏi buồn ngủ, trí óc được sáng suốt, tỉnh táo. 

 -- Người Nhật thường quan niệm: Trà và Thiền đều giống nhau. 

 -- Trà đạo đã trở thành một nghệ thuật.  

Tán Thán Bồ Đề Đạt Ma: 

“Chư Phật đã từng xuất thế,

Cũng không một pháp trao cho người,

Tổ sư Đạt Ma chẳng từng qua đây,

Cũng chưa hề lấy tâm truyền thọ,

Bởi người đời nay không rõ, nên mãng lo cầu ngoài.

Sao không tự biết dưới gót chân mình, chẳng dứt hết đại sự nhơn duyên, liền thành đừng dính líu?

Chỉ nên như ta nay: Thấy mà chẳng thấy, nghe mà chẳng nghe, nói mà chẳng nói, biết mà chẳng biết.

Cầu gì mới được chứ?”.  

Hòa thượng Phật Quả Viên Ngộ. 

Kế Thừa Tổ Bồ Đề Đạt Ma  

Trước thế kỷ thứ sáu, sau tây lịch, khi thiền tông chưa bành trướng sang Trung Hoa. Thiền tông thường bị chỉ trích là: 

“Đi quá xa với chơn truyền của đức Thế Tôn. Bằng chứng vào các bộ kinh A Hàm và Nikayas”. 

Trên thực tế lịch sử, thiền tông là sản phẩm của Trung Hoa (sau thế kỷ thứ sáu). Đây là vùng khai triển thiền, theo đúng nghĩa thâm chứng của vị nhị tổ Ấn Độ. Trong cuốn Manual of Zen Buddhism có đoạn: 

“Trừ phi thiền được nhận định, theo thế thường quan niệm với đạc tính tâm lý của dân tộc Trung Hoa; bằng không, không sao hiểu nổi được về thiền trong hàng Phật tử Trung Hoa” (Suzuki). 

Tóm lại, thiền là một ngành của Phật giáo Đại thừa, sau khi đã tước bỏ đi lớp áo của Ấn Độ. 

Thiền tông Trung Hoa bắt đầu từ cuộc du hóa Đông Độ của tổ Bồ Đề Dạt Ma, người đã sáng lập pháp môn thiền ở đây. Tại vùng nầy, vì có nhiều yếu tố khách quan thích hợp, thiền đã được chín muồi. 

Lần lượt, thiền được trao truyền qua Năm vị tổ, sau ngày viên tịch của người truyền pháp du nhập từ Ấn. 

Mãi cho đến Lục tổ Huệ Năng (638 – 713) bắt đầu truyền thánh giả thiền tông không còn mang bản sắc của Ấn Độ nữa, mà hoàn là tinh thần và đặc chất Trung Hoa (Nhất hoa khai ngũ diệp, kết quả tự nhiên thành – Bài kệ Phú pháp của Tổ Đạt Ma). Dòng thiền Trung Hoa được thừa kế qua chư tổ sau đây: 

Giáo ngoại biệt truyền,

Bất lập văn tự,

Trực chỉ chơn tâm,

Kiến tánh thành Phật.

Dịch: 

Truyền riêng ngoài giáo,

Chẳng lập văn tự,

Chỉ thẳng tâm người,

Thấy tánh thành Phật. 

Bốn truyền ngữ nầy tương tự như bốn quy tắc của Nhật Liên Tông, một tông phái của Nhật Bản, do ngài Nhật Liên (1222 – 1282) khởi xướng. Đây là tóm lượt tất cả yếu chỉ của thiền tông. 

Khi phân tích yếu chỉ nầy, điều cần nhất là căn cứ vào một bối cảnh lịch sử và xã hội để biét cách phản ứng theo chủ trương mạnh bạo, cách mạng như thế. Bối cảnh đặc thù ấy như sau: 

Khi thiền tông mới du nhập vào Trung Hoa (528), đa số các tông phái Phật giáo tại đây đều bị lối cuốn vào những cuộc tranh luận siêu hình về giaó pháp vô thượng. Có môn phái chủ trương phụng trì giới hạnh. Có môn phái mãi mê quán theo pháp vô thượng; hiểu theo danh số, hành theo sự tướng. thực chất thì, đó chỉ là cái vỏ bên ngoài, chì là phương tiện để diễn tả chơn lý (Ngón tay chỉ mặt trăng). 

Các dòng suy luận đó đi vào huyền học, chỉ là một phép luyện trí suông, một pháp môn luyện huyền ảo. 

Chính tổ Bồ Đề Đạt Ma và các tổ kế thừa nhận định sự bi đát của Phật giáo đến độ băng hoại. Vậy, chỉ thẳng là phương cách về nguồn. Bốn danh ngôn trên đây sáng tạo trong hoàn cảnh ấy. 

Trên một bình diện khác, còn mang ý nghĩa: Thiền là chỉ thẳng vào thể tánh. Thấy tánh là thành Phật, là chứng nhập trong trạng thái siêu tuyệt, thuần nhất. Thiền dung thông tất cả mâu thuẩn, tất cả hỗn loạn, do trí thức gây nên. 

Một thiền sư nói: 

 -- “Gậy mình gánh vác, đường mình mình đi, giữa đồi núi chập chùng”, cũng không ngoài nhận thức ấy. 

Thiền nhằm chỉ thẳng. Thiền không giải thích. Thiền không dùng pháp quy nạp. Thiền không viện dẫn lối lập luận quanh co. 

Xét về mặt luân lý, dường như thiền chứa nhiều mâu thuẩn, đối với nhãn quan thuần lý. Thực ra, vì siêu việt trên tất cả, thiền cứ thẳng mà đi, thật thanh thản, thật nhẹ nhàng. 

Bài tụng của tổ Đạt Ma trước khi viên tịch mang ý nghĩa đó. 

Giang tra phân ngọc lãng,

Quảng cự khai kim tỏa,

Ngũ khẩu tương cộng thành,

Cửu, thập vô bỉ, ngã.

Dịch: 

Bè lau rẽ sóng ngọc,

Đuốc sáp mở khóa vàng,

Năm miệng cùng nhau bước,

Chín, mười không ta, người.

Đạt Ma Tổ Sư Thiền 

Định danh: Đạt Ma tổ sư thiền là phương pháp tọa thiền của Bồ Đề Đạt Ma suốt chín năm Bích Quán ở chùa Thiếu Lâm, Tung Sơn. 

Cách truyền day: Khác với loại Thiền Tam Muội, căn cứ theo kinh sách của Phật Tổ. Loại thiền nầy không căn cứ vào kinh giáo, không có văn tự. 

Đây là loại thiền “Giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự” tỉ như trực chỉ của: Như Lai thanh tịnh thiền, tư tánh thanh tịnh thiền, Như Lai tối thượng thừa thiền ... 

Nhìn chung có hai lối: 

1.- Tham cứu một câu thoại đầu: Thoại đầu là một câu nói thiền. Thoại đầu là một công án, nghĩa là một đề án, gồm một câu rất ngắn, thật súc tích; bao hàm ý nghĩa rất sâu xa, uyên áo. Thành thử, đối với một nhận thức nông cạn, không thực hành, khó mà lãnh hội được thoại đầu. 

Thoại đầu và ấn chứng: Trong thiền tông, khi vị tổ sư nhận thấy trong hàng đệ tử của mình, có một vị xuất chúng, có thể bảo vệ được giềng mối, tiếp nối được sự nghiệp, tỏ ngộ đạo mầu, thì vị tổ trao cho người đệ tử ấy một câu thoại đầu. Người học trò được tổ trao câu thoại đầu ấy thì phải tham cứu tường tận, phải hiểu rõ cái nghĩa uyên áo, sâu sắc của nó. Thời gian có thể dài ngắn không chừng, là vì tùy theo trình độ và công phu luyện tập, có khi từ mười đến hai mươi năm mới tỏ ngộ được. Khi vị đệ tử đã tỏ ngộ (Qua hành đạo và nhận thức) thì vị tổ sư mới ấn chứng cho. 

2.- Các hình thức khác: Thông thường, các vị thiền sư chính thống (sau tổ Bồ Đề Đạt Ma) thường dùng những lối: 

Nói ngược, nói vượt qua, nói chối bỏ, hét, im lặng, hỏi ngược, lý luận vòng tròn, phép chỉ thẳng, ... 

Phần dịch âm và ghi chú: 

Dịch âm Nguyên văn: 

- “Đạt Ma tùng hải đạo lai Trung Quốc, do nam nhi bắc, giá thị nhứt trí đích truyền thuyết.

Đàm Lâm tự phiếm thuyết: “Viễn thiệp sơn hải du hóa Hán Ngụy ...”. Hán dữ Ngụy, tựu thi đương thời đích Nam Phương dữ Bắc Ngụy.  

Tục Tăng Truyện: Khước thuyết đắc cánh cụ thể: Sơ đạt tống cánh Nam Việt, mạc hựu bắc độ chí Ngụy. Tùy kỳ sở chỉ, hối dĩ thiền giáo. Tối sơ đáo đạt Trung Quốc, thời đại Hoàng thị Lưu Tống (420 – 478). (*) 

Đăng Lục đích địa phương Nam Việt, vi kim Hải Nam đảo đích đối ngạn địa phương. Đạt Ma tại tứ thất bát niên dĩ tiền, tảo tựu đáo liễu Trung Quốc, mạc liễu tài quá giang đáo Bắc Ngụy. Na tại Giang Nam chi nhứt đới, Đạt Ma ứng hữu nhứt trường kỳ đích đậu lưu ...”. 

(*) Chỗ nầy chỉ rõ cho chúng ta biết: Tổ Bồ Đề Đạt Ma đã đến Bắc Việt của nước ta, trước khi qua đảo Hải Nam và vào Trung Quốc.  

Tạm dịch: 

 -- “Đạt Ma Tổ Sư đến Trung Quốc bằng đường biển. Ngài đi từ Nam xuống Bắc. Đây là truyền thuyết xưa nay.

Theo lời tựa của sách Đàm Lâm nói:

 -- “Ngài du hóa Hán Ngụy, từ các vùng xa như núi và biển”. Hán Ngụy đương thời là chỉ cho Nam Phương và Bắc Ngụy.  

Sách Tục Tăng Truyện lại nói rõ ràng và cụ thể hơn:

 -- “Ban đầu, Đạt Ma đến nước Tống và Nam Việt. Rồi sau đó, Ngài mới đến Bắc Ngụy. Nơi đây, Ngài đã dừng chân giáo hóa đạo thiền. Lúc ban đầu, Đạt Ma đến Trunbg Quốc chính là thời đại Lưu Tống (420 – 478); nơi tổ Đạt Ma đạt chân lên bờ Nam Việt. Chính là giải đất đối diện với Hải Nam ngày nay (Điều nầy chứng tỏ xác ngàn Ấn Thuận khi viết Trung Quốc Thiền Tông Sử đã nhận rằng: Ngài (Bồ Đề Đạt Ma) đã tới Bắc Việt), đối diện với đảo Hải Nam). 

Trước năm 478, Đạt Ma sớm đã đến Trung Quốc. Rồi sau đó, ngài mới vượt sông để đến Bắc Ngụy. Sông nầy là sông Giang Nam, nơi đây Đạt Ma đã dừng chân một thời gian lâu để truyèn đạo ...”. 

Ghi chú: Xin quý vị lưu ý cho: Chúng tôi chỉ âm phần chữ Hán có liên quan đến vấn đề ngài Bồ Đè Dạt Ma đến Việt Nam (Bắc Việt- đối diện với đảo Hải Nam), mà thôi. Chúng tôi không âm hết toàn trang chữ Hán.

Bốn Phép Quán Hạnh Của Bồ Đề Đạt Ma 

Lời dẫn nhập: Cao Tăng Truyện của Nam Sơn Đạo Tuyên có chép: 

 -- “Bồ Đề Đạt Ma còn lưu lại nhiều bút tích, nhiều danh ngôn” 

Trong bản văn đáng tin cậy, có một văn kiện rất ngắn. Đó là: Luận về Pháp An Tâm. Có nơi chép là Bốn Phép Quán Hạnh. 

Bốn phép quán hạnh được xem là ngón tuyệt kỷ của tổ Đạt Ma (Suzuki), có huyền học đưa thẳng ta vào trung tâm điểm của thiền pháp. 

Xét về hành văn, hiện có hai bản: Một ở Cao Tăng Truyện, một của Truyền Đăng Lục. Có một số điểm bất đồng. Theo niên biểu: Truyện ra đời trước Lục,Sao vẫn là Sao lục những tài liệt từ trước. Thành thử khó mà quyết định mức độ đáng tin cậy của bản văn nào cho chắc chắn. 

Tài liệu sau nầy rút theo Truyền Đăng Lục D. T. Suzuki giải thích: 

- Truyền Đăng Lục, xét về văn chương, gần với nguyên tắc hơn. Còn ở Cao Tăng Truyện, bản văn do Đạo Tuyên tự ý nhuận sắc. Vì vậy, lời văn đẹp hơn, cô động hơn, sắc bén hơn, chải chuốc hơn. 

Bốn Phép Quán Hạnh  

Lý nhập và Hạnh nhập: Theo Truyền Đăng Lục của Đạo Nguyên: Phàm vào đạo có nhiều đường. Nhưng xét cho tận cùng, không ngoài hai đường chính: 

Lý nhập: Lý nhập là nương theo giáo (tức kinh điển) để ngộ vào tông (tức yếu chỉ). Tin tưởng sâu sắc rằng: Tất cả chúng sanh đều có cùng một chơn tánh. Nhưng chỉ vì: Khách trần ở ngoài và vọng tưởng ở bên trong chơn tánh bị che lấp, không hiển lột được. 

Nếu khi bỏ Vọng theo Chơn, tinh thần con người sẽ ngưng tụ trong cái định. Bích quán thì không còn thấy: TaNgười. Thánh hay Phàm cùng đều là một bậc như nhau. Như vậy, nếu cứ kiên cố, không chuyển, nhất quyết không lệ thuộc vào văn giáo: Khi đã hợp với lý, hết ý tưởng phân biệt. 

Hạnh nhập: Hạnh nhập bao gồm bốn hạnh. Tất cả các hạnh khác cũng đều thuộc về bốn hạnh. Vậy bốn hạnh là gì? 

1.- Trước hết là Báo Oán Hạnh,

2.- Thứ đến là Tùy Duyên Hạnh,

3.- Thứ ba là Vô Sở Cầu Hạnh,

4.- Sau cùng là Xứng Pháp Hạnh.

 

1.- Báo Oán Hạnh là gì? 

Người tu hành, phàm khi gạp cảnh khốn khổ, nên tự nghĩ rằng: Từ bao nhiêu kiếp trước, ta không buông lung, không học, bỏ gốc mà theo ngọn. Đua đòi theo vật chất, nặng lòng thương ghét, gây tai hại không cùng. 

Tuy rằng, đời nay không phạm lỗi lầm, nhưng, nghiệp dữ đã gieo từ trước, đến nay đã chín muồi. Điều nầy, không do trời, cũng không do người khác tạo ra. Vì vậy, ta đành phải nhẫn nhục, chịu đựng, chớ nên oán trách. Lời kinh dạy: 

- “Gặp cơn khổ, không nên buồn khổ”. 

Tại sao vậy? Chính ta đã quán triệt Luật Nhơn Quả. Khi mà tâm niệm ấy đã đuợc phat1 ra, đó là thích hợp với Lý. Mượn Oán mà hành đạo, gọi là Báo Oán Hạnh. 

2.- Tùy Duyên Hạnh là gì? 

Tất cả chúng sanh đều do duyên nghiệp mà chuyển hóa thành. Chẳng phải do cái tôi. Tất cả mọi nỗi khổ vui đều do nhơn duyên sanh. Nếu như nay được gặp quả báo tốt, hưởng đủ vinh quang, phú quý, chính là do Nhơn lành từ thuở trước đã tạo ra, đã từng vun trồng nên mới được như vậy. 

Hễ duyên hết, thì lại hoàn không. Không nên mừng vui. Được hay mất, cũng tùy theo duyên; nhưng, tâm con người không vì vậy mà thêm hay bớt, không mất gì. 

Nếu quán triệt được như vậy, gió thổi mà chẳng động, lặng lẻ mà thuận đạo. Đó là Tùy Duyên Hạnh.  

3.- Vô Sở Cầu Hạnh là gì? 

Con người trên đời nầy thường hay đắm mê việc gì trước cũng bắt đầu bằng cái tham, nên gọi là Cầu. 

Bậc trí ngộ lẽ chơn, đảo ngược thế tục, nên an tâm trụ vào vô vi, thân tâm tùy nghi mà vận chuyển. 

Vạn vật đều là không. Có gì vui mà Cầu được. Hễ có công đức, thì liền ngay tùy duyên mà hồi hướng, có hắc ám thì đuổi theo mà dứt trừ. Ở lâu trong ba cõi, thì có khổ, thi chẳng khác gì ở trong nhà lửa. Hễ có thêm, thì có khổ, được gì mà vui vẻ? Một khi thông suốt như vậy, thì buông thả hết mọi việc. Như vậy là dứt tưởng, chẳng cầu. 

Lời kinh dạy: 

- “Hễ còn cầu thì còn khổ. Dứt hết cầu thì mới an vui.”. 

Vì vậy, khi nhận thấy không nên cầu, thì mới thực sự đạt được đạo hạnh. Đó là Vô Sở Cầu Hạnh. 

4.- Xứng Pháp Hạnh là gì? 

Pháp là cái gì thanh tịnh của tự tánh. Đã tìm hiểu cái nghĩa lý đó, mọi hình tướng đuề hóa thành không. Không nhiễm. Không trước. Không bỉ. Không thử. 

Lời kinh dạy: 

- “Pháp không có chúng sanh, hãy xa lìa chúng sanh cấu. Pháp không có tướng ngã, hãy xa lìa ngã cấu.”. 

Bậc thức giả, vì am hiểu được như vậy, gọi là Xứng Pháp Hạnh. Bản chất của pháp vốn không tham lận. Vì vậy, dù đem thân mạng của cải ra bố thí, vẫn không hối tiếc. 

Trước đã quán triệt được ba cái không, thì sẽ không còn ỹ lại, không chấp trước. Chỉ cần: Gạn trừ trần cấu, tùy nghi để giaó hóa chúng sanh, nhưng không mác phải hình tướng. Như vậy, tức là tự hành, đã giúp cho người mà lại còn trang nghiêm đạo Vô thượng Bồ đề. 

Bố thì đã vậy, thì năm độ khác cũng thế. 

Dứt trừ vọng tưởng, hành pháp tu theo sáu độ, nhưng thật không có gì là hành cả. Đó là: Xứng Pháp Hạnh.

(Truyền Đăng Lục quyển 30 của Đạo Nguyên) 

Sáu Cửa Vào Động Thiếu Thất  

Sáu cửa: 

Thiếu thất Lục Hòa là Sáu Pháp Môn đi vào đạo. Sáu cửa ấy gồm có: 

1.- Tâm kinh tụng (Bộ kinh Bát Nhã Ba La Mật),

2.-  Phá tướng luận (Luận về phá tướng),

3.- Nhị chủng luận (Hai nẻo đường đi vào đạo),

4.- An tâm pháp môn (Phép an tâm),

5.- Ngộ tánh luận (Thấy được bản tánh, thì thành Phật),

6.- Huyết mạch luận (Mạch máu của đạo).

Thiếu thất có hai lối giải: 

1.- Thiếu thất: Tên một ngọn n1ui thuộc dãy Tung Nhạc, ở về phía tây tỉnh Hà Nam, huyện Đăng Phong. Nhìn chung dãy Tung Nhạc có 36 ngọn núi. Phía đông gọi là Đại thất. Phía tây gọi là Thiếu thất (thất tức là căn nhà, là hang động, nơi các vị tu thiền đến để tu luyện, hành trì). Núi Thiếu thất cao 860 trượng. Vào đời Hậu Ngụy (Thế kỷ thứ tư) vua Hiến Văn sai dựng tại đây một ngôi chùa dành cho các thiền sư Phật Đà Thiên Trúc sang để hành đạo và truyền đạo. Đây là ngôi chùa lớn, sau đã trở thành môn phái Thiếu Lâm (Cũng như Hoành Sơn, Tương Sơn, Không Động, Ma Hy). Hành giả rất giỏi về kinh luận và võ nghệ. Năm 520, ngài Bồ Đề Đạt Ma đến đây tọa thiền, bích quán. 

2.- Thiếu thất: Là tên riêng của tổ Bồ Đề Đạt Ma. Tác giả là ai? Có hai giả thuyết khác nhau: 

2.1.- Những giaó lý căn bản trong Thiếu Thất lục môn phản ảnh chân thành thiền học của tổ sư Đạt Ma. Thiền học nầy, qua sáu pháp, phù hợp với thiền sư Truyền Đăng Lục.

2.2.- Không phải của ngài Bồ Đề Đạt Ma. Hoặc giả là chỉ một vài phẩm. Căn cứ vào câu: 

- Thiếu thất cửu niên vô nhất ngữ.

(Chín năm ở Thiếu Thất không nói một lời). 

Có giả thuyết cho rằng: Tác giả các vị tổ đời Đường. Họ nhân danh tổ sư Đạt Ma đã đưa ra cơ bản yếu lý để soạn lại. Suốt 200 trăm năm sau khi tổ Đạt Ma viên tịch, thì thiền tông được Năm vị kế thừa, gây một uy tín vững chắc về công năng tu trì. Cũng từ đó, tên tuổi Bồ Đề Đạt Ma, bậc khai sáng thiền tông ở Trung Hoa càng ngày càng sáng chói. Cần có một yếu lý. Vì đó, Thiếu Thất Lục Môn ra đời. 

Tuy là sáu lối đi, nhưng tựu trung cũng chỉ là một. Hay là: Chỉ cần dò theo một lối đi, cũng tìm ra được một con đường giác ngộ, giải thoát. Tất cả chỉ nhắm vào việc phá tướng để chỉ thẳng vào tánh Phật. Phép an tâm. Phật là Tâm. Tâm là Phật. Bản thể tuyệt đối, xét cho cùng chỉ là Tâm. An tâm là Kiến tánh. Không văn tự, không hình tướng, không phương pháp lý luận nào. 

a.- Tâm Kinh Tụng: 

Mở đầu luận về Tâm. Tất cả thế giới được nghỉ trong Tâm. Tâm là Phật. Không có Phật nào ở ngoài tâm. Vì ngoài thực tại của tâm, tất cả chỉ là huyễn tướng cả. Trong thế gian nầy, chẳng có nhơn, chẳng có duyên. Chẳng có lý do. Chẳng có kết quả. Chỉ có hành động duy nhất: Đó là tư tưởng của Tâm. 

Sự an nghỉ của Tâm, chính là Niết bàn. Tâm có thể sinh Phật, nên Phật theo Tâm mà sinh; nhưng, Phật chưa hề sinh ra Tâm bao giờ. (Chương nầy là nguyên lý căn bản của thiền tông. Cách đặt đúng vấn đề.). 

b.- Phá Tướng Luận: 

Chương nầy nói về ý thức của người hành đạo. 

a.- Phật nói: Xây dựng chùa chiền tức là trừ ba độc, tịnh sáu căn.

b.- Phật nói: Đúc tạng hình tượng tức là tu theo các giới hạnh của Như Lai.

c.- Phật nói: Đốt nhang tức là xông lên các thứ dơ xấu để diệt trừ.

d.- Phật nói: Chong đèn sáng tức là làm sáng tỏ tâm chơn chánh.

e.- Phật nói: Phải đủ sáu giờ hành đạo tức là luôn luôn tu theo các giáo hạnh.

g.- Phật nói: Nhiễu tháp hành đạo tức là tu theo giác hạnh, xét tâm không ngừng.

h.- Phật nói: Trì trai tức là theo pháp mà hộ trì, tránh sáu căn, trừ ba độc.

i.- Phật nói: Lễ bái tức là trong phải rõ lý, ngoài phải quyền nghi. 

Tóm lại, Phật dùng hình thức hữu vi để nói đến pháp vô vi. 

c.- Nhị Chủng Thập

Chương nầy nói về hai con đường đi về chánh đạo. Đó là Lý nhập và Hạnh nhập (Xem phần đầu của bài Bốn Quán Hạnh đã có)  

d.- An Tâm Pháp Môn 

Chương nầy nói về pháp an tâm.

Sách chép:  

Khi Huệ Khả đến cầu đạo với tổ Đạt Ma, thì có bạch với ngài:  

- Tâm con không an, xin ngài an tâm, 

Ngài Đạt Ma bảo: 

- Ngươi đưa tâm đây để ta an cho. 

Huệ Khả thưa: 

- Con tìm mãi, không thấy tâm đâu. 

Tổ Đạt Ma nói: 

- Vậy tâm của ngươi đã được an rồi.  

e.- Ngộ Tánh Luận 

Chương nầy nói về pháp: Thấy tánh, thành Phật.

Muốn tìm Phật thì phải kiến tánh (nhìn thấy cái bản tánh của mình, nghĩa là sống đúng bản lai diện mục thật của mình.) Bởi vì, bản tánh nầy chính là Phật. Nếu không chịu nhìn vào bản tánh của chính mình, thì như việc: tưởng Phật, đọc kinh, nhịn đói, giữ giới chẳng có ích gì. Khi đi tìm Phật chính là xa Phật vậy. Thành thử ra, nếu không thể hiểu được rõ ràng: cái bản tánh (tức ngộ được tánh) của mình, thì phải tìm một vị thầy tài đức để học, để thấu triệt gốc rễ của sự sinh tử. Kẻ nào chưa nhìn vào bản tánh của chính mình, thì lẻ ấy không thể gọi là bậc thầy tài đức được. 

f.- Huyết Mạch Luận 

Chương nầy nói về huyết mạch của đạo Phật. Nhưng Phật là gì? Phật ở trong tâm mỗi người. Là Phật, nghĩa là thấy Phật tánh nơi chính mình, nơi tâm của mình. Kẻ nào lãnh hội được Phật tánh, thì không còn tạo nghiệp nữa, dù cho làm bất cứ một hành động nào. Bởi vì kẻ ấy đã giác ngộ. 

Phật, là vị đã thực hành được chơn lý và không giữ lại những gì đã thực hiện. Tất cả chư Phật thuyết giảng hư không. Tại sao vậy?

Tại vì: Chư Phật muốn phá hủy những ý tưởng cụ thể của những môn đệ. 

Quan điểm của Suzuki về Thiếu Thật Lục Môn: 

“Ở Nhật Bản, cũng có một bộ sách, nhan đề là Thiếu Thất Lục Môn: 

- Thiếu Thất là tên riêng của tổ Đạt Ma (khi tọa thiền ở núi Thiếu Thất, chùa Thiếu Lâm thuộc dãy Tung Sơn.) 

- Thiếu Thất Lục Môn gồm có sáu bài luận (Tâm kinh, Luận về phá tướng, Nhị chủng thập, Phép an tâm, Ngộ tánh luận và Huyết mạch luận.) 

Có một bài thuyết, chắc là do tổ nói pháp. Kỳ dư, đều không phải của tổ. Có lẽ được soạn ra sau nầy, vào đời Đường. Khi có thiền tông bắt đầu gieo ảnh hưởng sâu rộng hơn trong hàng Phật Tử Trung Hoa. 

Nhưng tinh thần quán xuyến toàn bộ sách vẫn là chơn phong, thuần túy của thiền đạo. 

Một trong các thiền luận thuyết có phần Huyết Mạch Luận. Nội dung bàn về Kiến Tánh. Tác giả quan niệm rằng:  Đây là Cốt Tủy của Thiền.” 

Bài Thuyết Pháp Của Tổ Bồ Đề Đạt Ma Cho Vua Lương Võ Đế 

Tài liệu: Bài thuyết pháp nầy được khai quật và ấn hành trong “Historie des Croyances Religieuses et des Opinions Philosopiques en Chine” (Depuis l’Origine jusqu’a nos jours – Tác giả P.Lelon Wieger – 1922). 

Phần thứ nhất:  Bản chất của tâm,

Phần thứ hai:   Phương thức,

Phần thứ ba:   Phật tánh,

Phần thứ tư:    Pháp thân,

Phần thứ năm:  Tĩnh tâm,

Phần thứ sáu:   Thiền luận,

Phần thứ bảy:  Vô minh,

Phần thứ tám:  Giác ngộ,

Phần thứ chín:  Phật là gì? 

Chú thích:  Bài nầy chính là phần cơ bản của Đạt Ma Huyết Mạch Luận, cũng là bài giảng lần đầu tiên khi ngài đặt chân đến Trung Hoa. Vì bài giảng tại triều đình, nên tập trung thành phần trí thức nhà Lương, do đó ngài đã đặt lại những quan điểm phá tướng, an tâm, pháp thân và nguyên lý của thiền luận. 

Có thể xem đoạn nầy là yếu chỉ của thiền luận. 

Lý luận quá mạnh bạo. Vì vậy vua Lương, dù là một người rất mến và tôn sùng đạo, cũng không lãnh hội nổi những ý chính. 

Ngài đành ra đi, mang tâm trạng của một kẻ cô đơn lạ lùng. Thay bằng thuyết pháp, ngài bích quán; phần để chiêm nghiệm, phần để giải minh cho huyết mạch luận. 

Phần thứ nhất: Bản Chất Của Tâm 

Cả thế giới được nghỉ trong tâm. 

Tất cả chư Phật, quá khứ và vị lai, đã và sẽ được tạo thành từ trong tâm. Sự hiểu biết được truyền từ Tâm sang Tâm, nhờ lời nói. Vậy thì, tất cả những kinh sách có lợi ích gì? Tâm của mỗi người đồng điệu, tương ứng với thực tại muôn đời, với thực tại muôn nơi. 

Tâm là Phật. Không có Phật ở ngoài Tâm. Xem sự Giác Ngộ và Niết Bàn như là những sự vật ở ngoài Tâm, đó là điều sai lầm. Không có sự Giác Ngộ nào tâm linh động. Không có nơi nào là nơi chốn của những lẻ đến Niết Bàn. 

Ngoài thực tại của Tâm, thì tất cả chỉ là huyễn tượng. Chẳng có nhơn, chẳng có duyên. Chẳng có lý do. Chẳng có kết quả. Chỉ có hành động duy nhất, đó là: Tư tưởng của Tâm và sự an nghĩ của Tâm, chính là Niết Bàn. 

Đi tìm một sự vật ngoài tâm mình, là muốn bắt lấy sự trống không. Tâm là Phật. Phật chính là Tâm. Tưởng tượng Phật ở ngoài Tâm, hình dung Phật ở bên ngoài chính là sự mê sảng.  

Phần thứ hai:  Phương Thức 

Vậy thì, phải tìm vào trong, chứ không nhìn bân ngoài. Phải tự lắng mình vào mình và tự nhìn thấy Phật Tánh ở nơi chính mình. 

Tất cả chúng sinh đều là Phật như mình. Vậy thì:  Mình chẳng cứu ai cả. Không có vị Phật nào hơn tôi, vậy tôi không phải van xin, phải nguyện cầu ai cả. Không có vị Phật nào hiểu hơn tôi, vậy tôi không cần bắt buộc phải học hỏi trong những kinh sách của các vị ấy. 

Một vị Phật không bị kềm hãm bởi một luật pháp nào cả. Một vị Phật không thể nào sa ngã. Vậy tôi không phải sợ phạm tội. 

Không có thiện, không có ác, mà chỉ có động tác của tâm. Mà Tâm là Phật. Vì thế, Tự Tánh không thể nào lầm lẫn được. 

Có ích gì sự cúng kính, sự hoằng pháp, nhiệt thành, giữ giới, bố thí, cầu kinh, và tất cả những thứ khác. Chỉ cần một điều duy nhất: Nhìn thấy Phật ở nơi mình. Sự nhìn thấy ấy sẽ đưa đến Giải Thoát....và là Niết Bàn. 

Phần thứ ba:  Phật Tánh 

Không có bất cứ một cuốn kinh nào, hay bất cứ sự tu khổ hạnh nào có thể đưa ta ra khỏi luân hồi. Sự học kinh và tu khổ hạnh hoàn toàn vô ích, phù phiếm. 

Không có quyển sách nào đáng cho ta mở ra để đọc. 

Trong sự an tĩnh, vô vi hoàn toàn, hãy kiến tánh ở nơi mình, chính mình. Đó mới đúng là Phật. Chỉ học để nhìn thấy Phật Tánh mà thôi, đó là điều duy nhất đáng học. Tất cả những hình tượng khác đều là sương mờ và ảo ảnh. Hãy nhìn Phật nơi mình, đó mới là sự nhìn thấy chơn thật, duy nhất mà thôi. Phật Tánh đều ở nơi mỗi người và đều giống nhau trong tất cả mọi người. Khi nào đã quên hết tất cả mọi sự, để chỉ giữ lại thực tại duy nhất ấy, thì đó mới là thoát khỏi bánh xe luân hồi và đưa đến Niết Bàn. Tất cả nhửng kẻ thuyết lý đều là trợ thủ của Maya, và đưa con người đến chỗ huyễn tưởng. Tất cả những hệ thống triết học đều hoàn toàn sai lầm và lường gạt. Khi nói đến sự tẩy uế, đến những thiện nghiệp, chuyên tâm và tiến bộ. Đó là phỉnh lừa thiên hạ. 

Mỗi người là mỗi vị Phật của chính mình và tất cả, ta đều phải làm cho tới cùng, là nhận rằng: Mỗi người đều tiềm tàng thực tại và chơn lý duy nhất ấy. 

Không có tội lỗi, hay đúng hơn, chỉ có một tội duy nhất, đó là: Tội Vô Minh, tội không nhận thấy ra được Phật Tánh ở nơi chính mình. 

Tội lỗi nầy rất nặng, vì nó giữ ta trong cõi vô thường. Thân xác là phù du. Cuộc đời trôi nhanh, trong thời gian ngắn ngủi nầy, ta phải tự giải thoát, bằng cách: Tự khám phá lại hình bóng mình. 

Trong giấc mộng, ta có thể thấy được thực chất của mình. Trong giấc mộng, chính Pháp Thân tự hé mở trong bản thể. Đó là thực tế. 

Phần thứ tư:  Pháp Thân 

Pháp Thân nầy đã có vĩnh cữu. 

Trải qua những luân hồi, thăng trầm của những kiếp, pháp thân vẫn không sinh, không diệt, không thêm, không bớt, không nhơ nhớp, không bị tẩy sạch, không yêu, không ghét, không đến, không đi, không đàn ông, không đàn bà, không già, không trẻ, không tu, không tục, không ừ, không không... 

Pháp thân không một, mà cũng không nhiều, không thánh mà cũng không phàm. 

Pháp thân đi vào tất cả và không có gì ngăn cản, trở ngại. Pháp thân thung dung trong những kiếp liên tiếp, trong giòng sanh tử. Tất cả chúng sinh, tất cả vận mạng của chúng sinh đều quy về Pháp Thân. Chính pháp thân nầy mà ta phải lại nơi chính mình. Ta phải di động và hành động trong ánh sáng của tâm. 

Pháp Thân bao trùm tất cả chúng sinh như sông Hằng giữ trong nước vô số nguyên tử của đất màu. Ta không thể diễn tả pháp thân được và cũng không thể giải thích pháp thân bằng những lời nói. 

Mọi người hãy tự chiêm ngưỡng, lãnh hội pháp thân cho chính mình. Ngoài những tên khác, ta còn gọi pháp thân là thánh thể. Lãnh hội được pháp thân là sự giải thoát giác ngộ và sẽ đưa ta ra khỏi sự xao động của thế lực mà Đức Thích Ca Mâu Ni gọi là cuồng loại vĩ đại, chính sự giác ngộ đưa về an nghĩ trong hư không. Người ta phải khám phá Phật Tánh ở mức độ mà ta không còn được lời nói và tư tưởng. 

Pháp thân vô minh, bất biến và không thể nào hủy diệt được. Chẳng có Phật nào khác, ngoài pháp thân, vì rằng: Phật Thân ở nơi tất cả chư Phật. Pháp Thân cũng ở trong tất cả mọi người. 

Phần thứ năm:  Tĩnh Tâm 

Cũng vì những lẻ ấy, nhắc lại rằng: Chẳng cần kinh kệ, chẳng cần phải tìm cái gì ở ngoài mình, bởi vì mình coi tất cả đều có ở nơi mình.

Tất cả những sự vật bên ngoài chỉ là hư ảo, giả tạm. Chẳng có gì thật ngoài ra Pháp Thân. Vô ích nguyện cầu những gì mà chính mình. Chỉ nên làm sao cho sự yên lặng, sự Tĩnh Tâm mà thôi. Chính những cái ấy giúp ta thấy pháp thân nơi mình, tức là Phật. 

Tất cả những biểu tượng giả tưởng, tất cả những biểu tượng vật chất, đều là sự sai lầm. Và cũng chính sự sai lầm ấy, sẽ giữ ta lại, hoặc đưa ta vào vòng luân hồi, tái sinh. Ta không nên sùng bái những hình tượng thoát thai từ nơi mình, bởi vì, những hình tượng ấy thuộc về pháp thân. 

Ta chỉ nên sùng bái những ý tưởng, thoát ra từ Phật Tánh. Vậy thì, tất cả những giả tưởng về thần thánh, linh thiêng đều đem bỏ đi, vì đó chính là những ảo tưởng, phù phiếm. 

Ta không nên thờ phượng những vật giả tướng ấy. Cũng đừng nên sợ hãi những vật ấy. Đồng thời, ta cũng nên ném bỏ tất cả những ảo ảnh về chư Phật. Tất cả những ảo ảnh đều là ảo tưởng phù phiếm. 

Phần thứ sáu: Thiền Luận 

Không có gì hơn những ý tưởng vô hình của tâm, thoát ra từ Phật Tánh. Chỉ có một điều ta thấy thật sự là: Pháp Thân ở nơi ta. 

Phật là một tiếng Ấn Độ, chứ không phải tên một người, và có ý nghĩa là Giác Ngộ hay Linh Giác mà mọi người có thể đạt đến được. 

Sự giác ngộ nầy chính là Thiền, mà chúng ta hứng vọng. Những kẻ đối nghịch với chúng ta không thể hiểu được giá trị mà ta đem vào danh từ Thiền. 

Thiền không có nghĩa là tham thiền, suy tưởng gì cả. Đối với ta, chỉ đạt đến thiền là: Khi ta thấy được Phật Tánh, mà không Kiến Tánh, thì chỉ là một kẻ phàm tục, tầm thường. 

Đạo lý ta khó hiểu đối với mọi người, bởi vì: Những tiếng không đủ khả năng để diễn tả được kết quả của nó, chỉ có kẻ nào đạt đến được, thì mới hiểu nổi mà thôi. 

Ta có thể nói với những môn đồ của ta như thế nầy:  “Các người phải đạt đến Phật Tánh nơi các người, tức là Pháp Thân, là Thánh Thể ở nơi chính các người.” 

Làm thế nào để có thể diễn tả được bằng lời nói của pháp thân giản dị và trong sạch, không pha trộn, không hợp thành? 

Không thể nào diễn tả được... và bởi vì, không thể nói ra được; cho nên, tất cả những kinh luận đều là vô ích. Đó chỉ là những câu chuyện phù phiếm đi quanh vấn đề. Kiến tánh là một hành động giản dị và bởi vì sự kiến tánh không gồm những thành phần một. Sự kiến tánh cũng giống như một món đồ ăn, cũng giản dị và lập tức như thế, người ta không bao giờ thuyết lý viễn vông chung quanh sự nuốt đồ ăn ấy. Ta biết nuốt hay không biết nuốt đồ ăn mà thôi. 

Kẻ nào tưởng tượng một thực tại nào khác ngoài Phật Tánh bên trong và tìm cách xác định thực tại ấy, kẻ ấy sai vào lỗi lầm. 

Tất cả những ý tưởng ngoài ra ý tưởng về Phật Tánh nội tại, tất cả những ý tưởng ấy chỉ là một bóng ma phù phiếm. 

Chính con tim đã sinh ra những bóng ma, những sai lầm và đã giữ người trong bánh xe luân hồi. 

Con người sẽ được giải thoát, khi nào, họ đã phủ nhận tất cả những bóng ma và những sai lầm ấy, khi họ chỉ gắn liền với Phật Tánh ở nơi họ. 

Giây phút giác ngộ nầy, giây phút giải thoát nầy, mỗi người hãy tự đi đến với chính mình. Giáo lý chỉ có thể giúp đỡ khi ngưởi ta chuẩn bị. Giáo lý không thể tạo ra sự giác ngộ. Mộng không thể học được. Chết không thể học được. Lãnh hội được Phật Tánh nơi chính mình, lại cũng không thể học được. Pháp Thân rất giản dị. Ta không thể tạo ra được, ta chỉ lãnh hội được. 

Đối với kẻ nào lãnh hội được pháp thân, thì không cần đến thiên đàng hay cũng không còn sợ vào địa ngục; không còn có mình, không còn có kẻ khác, không còn gì cả ở bên ngoài. 

Vậy thì, việc lãnh hội Pháp Thân là một việc của Đức Tin tuyệt đối. Không còn bị pha lẫn bóng tối của ngờ vực. 

Khi người ta mộng, người ta không bao giờ nghi ngờ, bởi vì: Người ta thấy Thật Tánh của mình. Trong khi thức, ta cũng phải tin tưởng vững chắc như vậy. Mặc dù bị ràng buộc những ảo tưởng của giác quan, và kẻ đó, là những kẻ đã bị sai lầm của trí tưởng tượng.  

Phần thứ bảy: Vô Minh  

Đối với kẻ nào đã khám phá lại bóng hình mình và không còn bị trói buộc bởi bất cứ một hệ lụy nào, thì bất cứ một hành động nào của thể xác vật chất, cũng không thể làm cho ô uế pháp thân. 

Đối với loại người nầy, không có bất cứ sự khổ đau hay khoái lạc nào mà có thể ảnh hưởng đến pháp thân. 

Một kẻ phàm tục có gia đình và làm nghề đồ tể cũng có thể là một vị Phật. Kẻ nào lãnh hội được Phật Tánh thì không còn tạo nghiệp nữa, dù làm bất cứ một hành động nào, bởi vì kẻ ấy đã được giác ngộ. 

Nghiệp chỉ theo đuổi những kẻ nào chưa giác ngộ, vì kẻ ấy đang còn ở trong vòng ngu tối, u minh. Chính sự ngu muội nầy, đã tạo ra dòng đầu thai luân hồi ở địa ngục, làm thú và làm người. 

Tất cả nợ tinh thần chấm dứt, vừa khi sự giác ngộ phá vở màng vô minh. Bậc giác ngộ không làm nên tội lỗi nữa và cũng không phạm tội nữa. Tâm của kẻ ấy đã được ấn dấu, như hai mươi bảy vị tổ sư trước ta Đã Nói. 

Phần thứ tám: Giác Ngộ 

Ta phải giảm bớt dần những ấn tượng, làm nhẹ bớt đi những tham vọng, tập trung và an trí: Đó là sự chuẩn bị. 

Những kinh kệ, những sự tu khổ hạnh, những công trình nghiên cứu học hành, chẳng có lợi ích gì cả. Còn việc Kiến Tánh, ta không thể nào học được. Tại sao có người đã chuẩn bị đàng hoàng, và có thành tâm đứng đắn, thế mà vẫn không đạt đến được? Bởi vì: Nghiệp của họ chống đối lại. 

Sự hôn mê mù quáng, sự sai lầm, sự chai cứng, sự bất lực của họ là những hình phạt, về những tội lỗi của họ trong quá khứ. Họ chưa trả hết nợ. Họ chưa đủ trong sạch, để đến giác ngộ. Và, trường hợp nầy có thể xảy ra, đối với bậc tu hành. Trong khi đó, ngay cả đến những kẻ phàm tục có gia đình, lại có thể đạt đến sự giác ngộ. Đây là nợ tinh thần và nổ lực cá nhân, chứ không phải do địa vị xã hội. 

Phần thứ chín: Phật Là Gì? 

Ta đến Trung Hoa nầy để truyền bá Tâm Ấn, đạo lý mới lạ ở đây mà chưa ai biết được. Phật ở trong tâm mỗi người. Giữ giới luật, tu khổ hạnh, cầu kinh, học vấn nghĩa lý, tất cả những thứ nầy chẳng dùng được việc gì cả. Mục đích duy nhất mà mỗi người cần phải đạt đến là: Sự Giác Ngộ. 

Khi nào đã đến sự giác ngộ, là một vị Phật. Một vị Phật với tất cả chư Phật, dù cho kẻ ấy không đọc được một chữ nào hết. 

Là Phật, nghĩa là: Thấy được Phật Tánh nơi chính mình, nơi tâm mình, nơi tâm của tâm mình, bản thể vô hình và không thể rờ mó được, mong manh như hư không. Tâm ấy mọi người đều mang trong mình. 

Tâm ơi! Hởi tâm!  Mi lớn đến nổi bao trùm cả thế giới. Mi nhỏ đến nổi mũi kim không thể xuyên qua được. Hởi tâm của ta! Mi là Phật. Mi chính là mi, ta phải qua Trung Hoa để giảng truyền đạo lý. 

Chú thích: Bài thuyết pháp của Bồ Đề Đạt Ma bao gồm những vấn đề cơ bản về Phật Tánh, Pháp Thân, và Giác Ngộ. 

Tuy vậy, lập luận và lời lẻ phát minh của Bồ Đề Đạt Ma quá mãnh liệt, quá hùng dũng, và quá cách mạng. 

Lương Võ Đế không chấp nhận, không quán triệt, cũng không lãnh hội được chiều sâu huyền diệu, uyên náo ấy trong tư tưởng của tổ Đạt Ma. Vì vậy, Bồ Đề Đạt Ma nhất quyết lên đường, bỏ ra đi vào đất Ngụy; cuối cùng Bích quán chín năm 

Bài Thuyết Pháp Cơ Bản Của Bồ Đề Đạt Ma 

Phần thứ nhất: Kiến Tánh,

Phần thứ hai: Tâm là Phật,

Phần thứ ba: Thiền là gì?

Phần thứ tư: Nghiên cứu Kinh Điển.

Chú thích:

1.- Xuất xứ: Trích trong thiên khảo luận Kechi Myakuron. Bài thuyết pháp nầy xuất hiện vào khoảng 521 (theo Watts) cho các môn đệ (có tài liệu cho rằng thuyết pháp cho Lương Võ Đế.) 

2.- Tài liệu: Các bản dịch đều theo Zen for the West của Sohako Ogata (1959). 

3.- Nội dung: Bài nầy nêu bốn vấn đề chính: An Tâm, Kiến Tánh, Kinh Điển, và Thiền. Chủ yếu là An Tâm, tất cả dựa theo trên cách hành trình nầy. 

4.- Ý nghĩa: Theo nhận xét của Suzuki và Wieger, bài thuyết pháp nầy đập tan cả quan điểm lầm lạc của các thuật sĩ đam mê và tôn thờ hình tướng, tôn thờ phương pháp luận. 

Phần thứ nhất: Kiến Tánh 

Nếu ngươi muốn tìm Phật, ngươi phải Kiến Tánh (nhìn thấy bản tánh của mình). Bởi vì: Bản tánh nầy chính là Phật. 

Nếu ngươi không nhìn vào bản tánh của ngươi, vậy thì có ích gì những việc tư tưởng nhớ đến Phật, đọc kinh, nhịn đói, hay giữ giới luật? 

Khi nghĩ đến Phật, nhân của ngươi sẽ tạo ra quả tốt. Khi đọc những kinh sách, trí thông minh của ngươi có thể phát triển rực rỡ. Khi giữ giới luật, ngươi có thể được sinh trên cõi thiên. Khi làm việc phước thiện, ngươi có thể được thưởng dồi dào. Nhưng về việc đi tìm Phật chính ngươi đã đi xa lìa đức Phật. Nếu ngươi không thể hiểu được rõ ràng bản chất của mình thì ngươi phải đi tìm một vị thầy tài đức và hãy lãnh hội tận gốc rễ của sự sinh tử. Kẻ nào chưa nhìn bào bản chất của chính mình, kẻ ấy chưa thật sự được giải thoát, chưa thể đáng được gọi là một vị thầy tài đức vẹn toàn.  

Phần thứ hai: Tâm là Phật 

Khi người ta không kiến tánh, thì người ta không thể thoát được vòng sinh tử, luân hồi, dù có làu thông tất cả những kinh điển đi chăng nữa cũng thế. Kẻ ấy sẽ không bao giờ thoát khỏi những sự đau khổ trong ba thế giới (ba cõi.) 

Ngày xưa một vị tỳ kheo tên Zensho, có thể thuộc làu những kinh điển, thế mà ông cũng không thể thoát ra khỏi vòng luân hồi. Bởi vì ông không nhìn thấy bản tánh của mính. 

Đối với Zensho còn là thế, huống chi những kẻ hậu sinh nầy, chỉ có thể bình luận vài ba kinh điển, mà lại tự xem mình như là những kẻ thuyết lý Phật Giáo ư? Quả thực họ là những kẻ quá chất phác. 

Khi ta hiểu được Tâm thì việc đọc tụng văn chương phù phiếm có nghĩa lý gì? Nếu người muốn tìm Phật, người hãy nhìn vào bản chất của mình: Đó là Phật đấy! 

Phật là một con người tự do, một người không phải làm việc, không phải thành tựu. Thay vì nhìn vào bản chất của mình, nếu người quay mặt đi, và đi tìm Phật ở nơi ngoại vật, thì người sẽ không bao giờ gặp Phật được. 

“Phật chính là Tâm của ngươi, đừng lầm lẫn cái cúi lạy những ngoại vật. Phật là một tiếng Tây Thiên, và có nghĩa là: Bản Tánh được Giác Ngộ.” 

Giác Ngộ có nghĩa là: Được Giác Ngộ về mặt tâm linh. Chính bản tính tâm linh của mình, trong sự Giác Ngộ ấy, phản ứng lại ngoại giới, giao tiếp với sự vật; ngẩng mày, nheo mắt và cử động chân tay. Bản tánh nầy là Tâm và Tâm là Phật. Phật là Đạo. Đạo là Thiền. (bản dịch của D.T. Suzuki và Sohaku Ogata: This nature is the Mind anh the Mind is the Buddha, anh the Buddha is the Way and the Way is the Zen.) 

Phần thứ ba: Thin Là Gì? 

Danh từ Thiền (Zen) là một tiếng giản dị, nhưng lại vượt lên trên hết thảy sự hiểu biết của những kẻ khôn và kẻ dại. 

Nhìn thẳng vào tính bản lai của mình: Đó là Thiền. Dù cho ngươi thông hiểu hằng trăm kinh điển đi chăng nữa, ngươi vẫn còn là một thằng ngu ngốc về Phật Giáo nếu mà ngươi chưa tìm thấy bản tánh của ngươi. Đạo lý Phật không phải ở nơi nghiên cứu học tập. Chơn lý cao nhất thì sâu sắc, đến nổi không thế nào dò được. Chơn lý ấy phải là đối tượng cho sự nói chuyện hay bàn luận. Và ngay đến những kinh điển cũng không thể đem chơn lý trong tầm tay ta. Hãy nhìn thấy bản tánh thực thụ của mình, rồi dù dốt nát, không biết chữ nào đi nữa ta cũng đạt được chơn lý. 

Phần thứ tư:  Nghiên Cứu Kinh Điển 

Người ta có thể học kinh điển, tưởng nhớ đến Phật, cố công học tập, làm việc cần mẫn, thực hành đạo lý suốt ngày, ngồi tham thiền thật lâu không bao giờ chịu nằm ngủ và thông thái uyên bác vô cùng; nhưng, khi người ta chưa kiến tánh, người ta lại ngỡ rằng: Tất cả những thứ ấy là Phật Giáo. 

Nhưng chư Phật ở bao nhiêu thời đại liên tiếp, cũng chỉ nói đến Kiến Tánh. Tất cả sự vật đều là vô thường. 

Đừng nói rằng: Tôi đã được trí tuệ viên mãn, chỉ trừ ra khi nào tìm thấy bản tánh của mình. Đức Ananda, một trong mười môn đệ vĩ đại của đức Phật, là một kẻ rất nổi tiếng học rộng, nhưng không nhìn thấy được Phật Tánh, bởi vì chỉ quá chăm lo tìm hiểu. (Theo bản dịch Zen for the West – Rider – London – 1959). 

Luận Lý Căn Bản Của Bồ Đề Đạt Ma                 

1.- Bản Thể Tuyệt Đối Là Gì?  Niết Bàn Là Gì? 

Môn đệ: 

Bạch thầy: - Bản thể tuyệt đối là gì? 

Sơ tổ:

- “Bản thể tuyệt đối chính là tâm của ngươi. Khi nào ngươi xem thực thể bản chất của nó, ngươi có thể gọi nó là thực chất của tuyệt đối. Khi nào ngươi xem bản tính bất biến của nó, ngươi có thể gọi nó là pháp thân (Darmakaya). Pháp thân không thuộc về đâu cả. Vì thế, ta gọi là giải thoát. Pháp thân vận chuyển dễ dãi và tự do, không bị quấy rầy bởi những thứ khác. Vậy thì ta gọi: Đó là Chánh Đạo. Pháp thân không sinh, vậy Pháp thân không diệt. Vì thế, ta gọi đó là: Niết Bàn.” 

2.- Phật Pháp Tăng Là Gì?

Môn đệ: 

- Bạch thầy, Như Lai (Tathagata) là gì? 

Sơ tổ: 

- “Như Lai là bậc biết rằng mình không do đâu lại, mà cũng không đi về đâu.” 

Môn đệ: 

- Bạch thầy, Phật là gì? 

Sơ tổ: 

- “Phật là bậc đã thực hiện chơn lý không giữ lại những gì đã thực hiện.” 

Môn đệ: 

- Bạch thầy, Pháp (Dharma) là gì? 

Sơ tổ: 

- “Pháp không bao giờ thêm và sẽ không bao giờ bớt. Vì thế, gọi đó là pháp nguyên tắc vũ trụ.” 

Môn đệ: 

- Bạch thầy, Tăng (Sangha) là gì? 

Sơ tổ: 

- “Gọi thế là vì tính đẹp đẽ của sự hòa hợp.”  

3.- Thiền Là Gì?  Phật Tánh Là Gì? 

Môn đệ: 

- Bạch thầy, Tham thiền trong hư không là gì? 

Sơ tổ:  

- “Ta quan sát những vật trên thế giới hiện tượng, mà ta vẫn ở trong hư không. Đó là tham thiền trong hư không.” 

Môn đệ: 

- Bạch thầy, làm thế nào để ở trong pháp? 

Sơ tổ: 

- “Ta không nên ở trong pháp, mà cũng không nên ở ngoài pháp. Ta phải sống tự nhiên ở trong pháp. Đó là trong pháp.” 

Môn đệ: 

- Bạch thầy: Một người đàn ông có thể sống như một người không đàn ông và người đàn bà như là không đàn bà? 

Sơ tổ: 

- “Đứng về phương diện Phật Tánh thì chẳng có sự khác biệt giữa đàn ông và đàn bà; cũng chẳng có bản ngã giữa đàn ông hoặc đàn bà. Vật sinh cỏ cây cũng như sinh con người. Để so sánh, người gọi “Cỏ” hay “Cây”. Người gọi đủ loại tên cho những ảo tưởng, thì kẻ ấy có thể sống trên một phạm vi cao hơn phạm vi của kẻ tầm thường.” 

4.- Niết Bàn Là Gì? Giác Ngộ Là Gì? 

Môn đệ: 

- Bạch thầy:  Nếu kẻ nào đã đạt Niết Bàn của bậc A La Hán, kẻ ấy đã đạt đến thiền chưa? 

Sơ tổ: 

- “Chỉ là mộng thôi, cũng giống như ngươi vậy.” 

Môn đệ: 

- Bạch thầy: Nếu kẻ nào đã thừa hành sáu phép Ba La Mật, đã trải qua mười bậc thang để dẫn đến Bồ Tát và đã có được mười ngàn đức hạnh, kẻ ấy phải biết rằng những sự vật không sinh, vậy thì không diệt. Sự liễu ngộ ấy không phải là trực giác mà cũng không phải là tri thức. Kẻ ấy không phải nhận gì và cũng không có gì có thể nhận kẻ ấy. Vậy kẻ ấy có phải đã liễu ngộ được thiền? 

Sơ tổ: 

- “Kẻ ấy chỉ đang ở trong mộng thôi, cũng như ngươi vậy.” 

Môn đệ: 

- Bạch thầy: Nếu một người có mười quyền lực, bốn tính dũng và nắm được mười tám hệ thống giáo lý, kẻ ấy đã giống Phật, đã liễu ngộ dưới cây Bồ Đề. Kẻ ấy có thể cứu vớt tất cả những chúng sinh, rồi đi vào Niết Bàn. Vậy kẻ ấy có phải thực là Phật không? 

Sơ tổ: 

- “Kẻ ấy cũng đang ở trong mộng, giống như ngươi vậy.” 

Môn đệ: 

- Con đã nghe rằng tất cả chư Phật trong quá khứ, hiện tại và vị lai đều dạy một pháp và vô số chúng sinh đã được giải thoát khỏi đau khổ, có thật như thế không? 

Sơ tổ: 

- “Ngươi có nghe người ta nói về những giấc chiêm bao, bây giờ ngươi cũng đang ở trong chiêm bao (mộng). Tất cả những gì ngươi tưởng tượng bằng tâm trí mà nguyện không bao giờ có thể biểu tượng thực sự được thực thể của tâm trí. Vậy thì, ta gọi ngươi là kẻ đang mộng, đang chiêm bao. Giấc mộng là một điều, nhưng sự khôn ngoan trong giấc mộng không phải là trí tuệ không ngoan thực sự. Kẻ nào đạt đến chân lý thì không biết mình nữa. Chư Phật ở trong quá khứ, hiện tại và vị lai ở ngoài thế giới tri thức. Nếu ngươi ngừng trí suy nghĩ, nếu ngươi ngăn chận lại tâm trí của ngươi, ngươi sẽ đi vào một lãnh vực khác. Còn chưa đi đến đó, dù ngươi nghĩ gì đi nữa, dù ngươi có nói gì đi nữa, dù ngươi có làm gì đi nữa, đó cũng chỉ là sự ngu muội trong thế giới mộng mị.

5.- Thế Nào Là Ảo Tưởng?  

Môn đệ: 

- Bạch thầy: Để thoát khỏi những ảo tưởng thì phải làm thế nào? 

Sơ tổ: 

- “Nếu ngươi nhìn kỷ những ảo tưởng của ngươi thì ngươi thấy rằng những ảo tưởng ấy không có nền tảng, cơ sở, rằng ta không thể xây cất trên những ảo tưởng ấy. Vì thế, người phá hủy mọi hỗn loạn và ngờ vực. Đó là trí tuệ khôn ngoan.” 

Môn đệ: 

- Bạch thầy: Những ảo tưởng nào sẽ tiêu tan nơi thiền? 

Sơ tổ: 

- “Tất cả ảo tưởng về sự tầm thường thiển trí, một triết gia, về một Cravaka, về một Cratyeka Bounddha, về một Bồ Tát.”

 Môn đệ: 

- Có sự khác nhau giữa cuộc sống hoàn bích của một hiền nhân và đời sống thường nhật của những kẻ tầm thường? 

Sơ tổ: 

- “Sự khác nhau mong manh như dây tơ hồng mà nhiều người lầm tưởng là sương mù, nhưng thật ra đó chỉ là những dây tơ nhện bay lênh đênh trong không khí. Một kẻ tầm thường nhìn đời sống của hiền nhân và cho rằng đời sống ấy cũng giống như đời sống thường nhật của hắn ta; trong khi đó, kẻ đã liễu ngộ chơn lý thì tìm thấy rằng trong những kinh điển, tất cả chư Phật đều thuyết pháp cho hai hạng người ấy. 

Ngươi thấy rằng trong các kinh điển, tất cả chư Phật đều thuyết pháp cho hai hạng người: 

* Hạng người tầm thường thiển trí, 

* Hạng người hiền nhơn. 

Với quan niệm thiền, đời sống hiền nhơn là một đời sống tầm thường, thiển trí và đời sống tầm thường thiển trí thì giống đời sống hiền nhơn. Nếu ngươi còn đeo bám bất cứ hình thức nào đó, thì hãy vứt bỏ đi. Nếu ngươi thấy bản ngã linh hồn, sự sinh, sự tử, thì hãy vứt bỏ những thứ ấy.” 

Môn đệ:

 - Bạch thầy:  Nguyên nhơn nào và cách nào để vứt bỏ những thứ ấy đi? 

Sơ tổ: 

- “Khi ngươi liễu ngộ thiền, ngươi không phải thấy gì cả.” 

Đạo Đức Kinh của Lão Tử có viết: “Những người có đức độ vững chắc, tuồng như là những kẻ lôi thôi cẩu thả nhất.”  

6.- Trí Tuệ Mỗi Người 

Môn đệ:

- Bạch thầy: Trí tham muốn là gì? 

Sơ tổ: 

- “Đó là trí ngu muội.” 

Môn đệ: 

- Bạch thầy: Trí vô cá tính là gì? 

Sơ tổ: 

- “Đó là trí bậc hiền nhơn. Tuy không tiếp xúc với đạo lý Phật, thế mà tự mình tìm thấy chơn lý của sự vô cá tính.” 

Môn đệ:

 - Bạch thầy: Trí không có sự hiểu biết đặc biệt và cũng aó ảo tưởng, lao khổ: Đó là gì? 

Sơ tổ: 

- “Đó là trí của bậc Bồ Tát.” 

Môn đệ: 

- Bạch thầy: Còn trí không có gì để biết, không có gì để thực hiện, đó là trí gì? 

Sơ tổ: 

- (Bồ Đề Đạt Ma không trả lời.) 

7.- Tu Hành Thế Nào? 

Môn đệ: 

- Bạch thầy: Làm sao có một phương pháp nhanh chóng và một phương pháp tiệm tiến để vững bước trên đường tu hành?

 Sơ tổ: 

- “Kẻ nào thấy rằng: Thời gian không giới hạn là tâm trí và cố sức đạt đến mục đích đó, kẻ ấy tiến rất chậm. Còn kẻ ngu dại là tự làm đường đi ở ngoài tâm trí của họ. Kẻ ấy không biết rằng: Chính tâm trí là đường đi.” 

Môn đệ:

 - Bạch thầy: Vì sao lại có nhiều người đạt đến mục đích nhanh chóng? 

Sơ tổ: 

- “Lý do là vì:  Tâm trí là vật thể của đường đi, cho nên tới nhanh chóng. Những kẻ ngu ngốc thì để ý thời gian, khởi hành theo tiêu chuẩn nầy. Vì thế, chỉ có thể chọn mục đích, phụ thuộc vào ảo giác của chính mình.”.  

8.- Quan Điểm Tu Hành 

Môn đệ: 

- Bạch thầy: Trên đường tu hành, phần nào của tâm trí chính là vật thể của đường đi? 

Sơ tổ: 

- “Tâm trí cũng giống như gỗ, như đá, khi đem ra điêu khắc một hình tượng. Nếu đem chạm trỗ một con rồng, một con cọp, và thấy rằng con rồng, con cọp bỗng đâm ra hoãng sợ thì có khác gì kẻ hoãng sợ địa ngục mà do nó đã tạo ra trong tâm trí. 

Nếu đâm ra hoãng sợ những thứ ấy, thì tư tưởng phù phiếm sẽ tiêu tan mất đi. Một phần tâm trí tạo ra thị giác, âm thanh, mùi vị và xúc giác. Do đó, mới có sự ham muốn, sự giận dữ, sự ngu muội (Tham, Sân và Si) với tất cả lòng yêu ghét đi theo sau. Thế là đã gieo hạt giống, tạo ra đau khổ lớn lao. 

Nếu kẻ nào đã hiểu ngay từ đầu rằng: Không có những cái gì đó, thì kẻ ấy biết rằng bản thể của tâm trí không được tạo thành. Vì vậy, những hình ảnh nầy chỉ là những ảo tưởng. Một khi người ấy nhận ra sự kiện ấy, thì được giải thoát ngay.” 

Môn đệ: 

- Bạch thầy: Tâm trí đơn giản và tâm trí phức tạp giả tạo là gì? 

Sơ tổ: 

- “Những chữ, những lời là thoát ra từ tâm trí giả tạo, phức tạp. Trong thế giới hữu tình, cũng như trong thế giới vô hình, một người đi và đến, nằm hay ngồi, cử động một cách hồn nhiên hay bằng tâm trí tự nhiên và giản dị. Khi nào kẻ ấy chưa nhiễm bởi sự khoái lạc hay đau khổ, có thể gọi là:  Tâm trí tự nhiên đơn giản.” 

Môn đệ: 

- Bạch thầy: Thiện là gì? Ác là gì? 

Sơ tổ: 

- “Thiện là phân biệt bằng vô tâm. Ác là phân biệt bằng tâm trí. Kẻ nào vượt lên trên thiện ác mới thực là đạt đến chơn lý. Trong kinh đức Phật dạy: - Kẻ nào đã đi trên đường chơn lý, thì kẻ ấy không còn phân biệt rằng cái nầy thiện, cái kia ác.” 

 

9.- Các Loại Phật Tử 

Môn đệ: 

- Bạch thầy: Môn đệ minh mẫn là gì? Môn đệ thiển trí là gì? 

Sơ tổ: 

- “Môn đệ minh mẫn: Kẻ nầy không tin mù quáng vào lời nói của thầy, nhưng, lại dùng kinh nghiệm của bản thân mình để thực hiện chơn lý. 

Môn đệ thiển trí: Kẻ nầy cho rằng sẽ hiểu biết tuần tự, là nhờ giáo lý của thầy. Thầy có hai loại môn đệ: 

Loại một: Nghe lời thầy dạy mà không đeo bám vào sự hữu hình hay vô hình, không bám víu vào hình thức hay không nhìn hình thức; không nghĩ đến những vật linh động, cũng không nghĩ đến vật bất động. Đó là hạng môn đệ minh mẫn. 

Loại hai: Hạng người nầy thì tham lam tìm hiểu, chồng chất lên không biết bao nhiêu lời giải thích, hòa trộn tốt xấu. Đó là hạng môn đệ thiển trí. 

* Môn đệ minh mẫn: Hiểu ngay lập tức, ở nơi kẻ ấy, khi nghe giảng giáo lý trí óc hạ thấp, không thể len lỏi vào được. Kẻ ấy không theo đuổi tâm trí của bậc hiền nhơn. Kẻ ấy vượt lên cả trí khôn ngoan lẫn cả ngu muội. 

Ngay đối với kẻ nào nghe giảng giáo lý, không theo đuổi những lòng tham muốn phàm tục, không thương yêu Phật và chơn đạo; nhưng khi kẻ ấy phải chọn một trong hai sự vật, thì thích sự im lặng, thanh tịnh hơn là hỗn loạn, thích trí khôn ngoan hơn là ngu muội; thích vô vi hơn là hữu vi, đeo bám vào cái nầy, cái kia, kẻ ấy vẫn là môn đệ thiển trí. 

Còn kẻ nào không ham muốn đạo lý, không hoang phí cả đời để tham thiền chính đáng, không ham muốn để trở thành Pratye Kabddha hay Bồ Tát (Bodhi Suttra) mà vượt lên trên cả sự khôn ngoan và sự ngu muội, kẻ ấy mới chính là môn đệ minh mẫn.”. 

10.- Chơn Lý Tối Thượng 

(Theo Pense Bouddhisme 1954, bản dịch của bà S. Lepreux-Notes de disciples de Bodhidharma.) 

- Pháp thân (DharmaKaya) là gì?

- Pháp (Dharma) là gì?

- Bát Nhã (Pralna) là gì? 

* Pháp thân không có hình tướng. Vì thế, ta thấy pháp thân mà vẫn không thấy. 

* Pháp không có tiến. Vì thế, ta nghe pháp mà như là không nghe. 

* Bát Nhã không có gì có thể biết được. Vì thế, ta hiểu Bát Nhã mà chính là không thể hiểu. 

* Kẻ nào hiểu rằng mình đang thấy, thì kẻ ấy chưa thấy trọn. 

* Kẻ nào tưởng rằng mình biết, thì kẻ ấy chưa biết trọn. 

* Kẻ nào không biết rằng mình biết, thì kẻ ấy mới biết hoàn toàn. 

* Kẻ nào không biết như trên, thì không thể liễu ngộ được chơn thức. 

* Kẻ nào nghĩ rằng mình tiến bộ, thì kẻ ấy chưa thể tiến bộ trọn vẹn. 

* Khi nào kẻ ấy đã đạt đến được sự không tiến bộ, thì kẻ ấy mới được tất cả mọi sự. 

* Kẻ nào nghĩ rằng mình là chính trực, thì sự chính trực ấy không thể hoàn toàn được. 

Nhưng, kẻ nào vượt lên trên thiện và ác, tốt và xấu thì nhơn đức của người ấy mới thành tựu. Sự liễu ngộ chơn lý nầy, chính là chìa khóa mở ra được cả trăm ngàn cửa chính, đưa vào chơn lý tối thượng. 

Bồ Đề Đạt Ma Luận Về Vô Tâm 

Vấn đề 1: Lý Cao Nhất Là gì?

Vấn đề 2: Ai Nhận Ra Vô Tâm?

Vấn đề 3: Thấy, Nghe, Nhớ và Biết

Vấn đề 4: Làm Thế Nào để Biết Vô Tâm?

Vấn đề 5: Tại Sao Đầu Thai Trong Lục Đạo?

Vấn đề 6: Sức Tác Động Của Sáu Giác Quan.

Vấn đề 7: Xấu Xa, Giác Ngộ, Sống Chết, Niết Bàn.

Vấn đề 8: Giác Ngộ Là Gì?

Vấn đề 9: Gỗ Đá Phải Là Sinh Vật Hữu Tình?

Vấn đề 10: Huấn Luyện Tâm Trí Thế Nào? 

Chú thích: Lời dẫn nhập của tổ Đạt Ma: 

 -- “Lý cao sâu thì không có lời, không có tiếng. Nhưng, muốn diễn tả nó, người ta phải mượn lời, mượn tiếng.”. 

 -- “Đạo lớn thì không có hình thể. Nhưng, để có thể đi đến với những hạ nhơn, đạo tự thể hiện bằng hình thể.”. 

 -- “Bây giờ ta thử tưởng tượng về Vô Tâm.” 

(Vô Tâm, D. T. Suzuki dịch sát nghĩa là No-Mind, dịch thoát nghĩa là Unconcious. Jean Hébert dịch ra Pháp văn là: Non-Esprit và L’Inconscient)

 

Luận Về Phá Tướng 

Môn đệ:

- Bạch thầy: Lý cao nhất là Ý thức hay là Vô tâm?

(D. T. Suzuki dịch la Conscious và và Unconscious). 

Sơ tổ: 

- “Vô thức”. 

Môn đệ: 

- Bạch thầy: Nếu Vô thức, vậy thì ai thấy, nghe, nhớ hay nhận biết? Vậy thì ai nhận ra Vô tâm? 

Sơ tổ: 

- Làm sao Vô tâm có thể thấy, nghe, nhớ hay nhận biết. Vô tâm không thể làm những việc ấy. Mặc dù ta thuộc về Vô tâm, nhưng ta có thể thấy, nghe, nhớ và nhận biết”. 

Môn đệ:

 - Bạch thầy: Nếu thầy thấy, nghe, nhớ và nhận biết, thì thầy không thể thuộc về Vô tâm. Thầy phải là một hữu thể ý thức.

(Chú thích: Hữu thể Ý thức, Suzuki dịch là: A Conscious Being – Jean Hébert dịch là: Un Être Conscient) 

Sơ tổ: 

- Thấy, nghe, nhớ và nhận viết, những cái nầy là những hành vi của Vô tâm. Ở ngoài những điều thấy, nghe, nhớ và nhận biết, thì không có Vô tâm. Ta ngại rằng ngươi không lãnh hội được và ta cố gắng giải thích vấn đề từng bước một., để ngươi có thể dẫn đến nhìn thấy chơn lý. 

Thí dụ: Khi sự nhìn thấy được thực hiện, người ta nói rằng: Có sự nhìn thấy. Bởi vì đó là có sự không nhìn thấy. (The Not-Seeing hay Une Nonn-Vision theo bản dịch). Vậy thì sự nhìn thấy thuộc về Vô tâm. 

Khi một công việc được làm, người ta nói rằng: Có sự làm việc. Sự làm việc thuộc về Vô tâm. Vì thế, chúng ta nói rằng: Sự thấy, nghe, nhớ và nhận biết, tất cả những cái nầy đều thuộc về Vô tâm.”. 

Môn đệ: 

- Bạch thầy: Làm thế nào ta biết rằng: Đây thuộc về của Vô tâm? 

Sơ tổ:  

- “Ngươi hãy khảo xét vấn đề cho tinh tường hơn. Và hãy nói cho ta nghe: Tâm có hình thể nào có thể nhận biết được? Nếu ngươi nói rằng Tâm có hình thể nhận biết được, đó không phải thực là Tâm. Tâm được xem là ở trong? Hay ở ngoài? Hay ở chính giữa? Người ta không thể xác định được vị trí của Tâm ở ba điểm nầy. Ta cũng không thể nhận rằng Tâm ở bất cứ nơi nào khác. Vi thế, gọi là Vô tâm.”. 

Môn đệ: 

- Bạch thầy: Nếu Vô tâm thống ngự mọi nơi, thì như vậy còn gọi là tội lỗ? Đâu còn là công trạng? Vậy thì tại sao tất cả chúng sanh phải đầu thai trong lục đạo, mãi mãi nằm trong vòng sanh tử? 

Sơ tổ: 

- “Lý do tất cả chúng sanh đều có đầu óc hỗn loạn, đến nỗi nuôi một lý tưởng không thực rằng: Có một thực tại riêng lẻ nơi vô tâm, và vì tạo ra đủ loại hành động và sai lầm bám chặt lấy cái ý niệm rằng: Thực sự có một tâm trí ý thức. (Tâm trí ý thức Suzuki dịch là: A Conscious mind và Jean Hébert thì dịch: Un Esprit Conscient). 

Cũng vì lẻ đó, cho nên họ cũng phải đầu thai trong lục đạo, và đi mãi trong vòng sanh tử luân hồi. Việc ấy cũng giống như một người thấy trongbóng tối một bàm tay hay một sợi dây thừng. Rồi họ tưởng rằng: Đó là hồn ma, một con rắn. Họ đâm ra hoãng sợ, vì do sức tưởng tượng của chính họ. 

Thì cũng giống như thế, tất cả những chuýng sanh đều mang ảo tưởng, bám chặt lấy nhữngảnh hưởng không do chính họ tạo ra. Ở đâu có Vô tâm, thì họ lại mang ảo tưởng rằng: Đó là thực tại của một tâm trí thức. 

Vì thế, họ đã hành động bao nhiêu lần, rồi cũng đầu thai trong lục đạo. Với những kẻ ấy, thì nên tìm một người bạn có tài đức; hãy thiền định, đẻ có thể thực hiện đến Vô tâm. Một khi đã làm được như vậy, tất cả những nghiệp chướng sẽ lùi mất. Dây sanh tử sẽ cắt dứt. Cũng như khi ánh thaí dương chiếu vào nơi tăm tối, sẽ làm mất m àng u tối. Tất cả mọi tội lỗi của họ sẽ được phá hủy, khi họ nhận ra Vô tâm”. 

Môn đệ: 

- Bạch thầy: Vì kẻ ngu dốt, tâm trí con chưa hiểu đưọc sức tác động của sáu giác quan, khi các giác quan ấy phản ứng với những kích động ở khắp nơi. 

Sơ tổ: 

- “Đó chính là những tiếng, những lời đeo đuổi nhiều kỳ xảo”. 

Môn đệ: 

- Bạch thầy: Tham lam xấu xa đối với sự giác ngộ; sống chết đối với niết bàn, có phải những cái nầy thuộc về Vô tâm không?”. 

Sơ tổ: 

- “Đúng rồi. Những cái ấy thuộc về Vô tâm. Lý do là vì tất cả chúng sanh đều mang ảo tưởng, cứ ý thức rằng có một tâm trí ý thức, cho nên, mới xảy ra tất cả các loại Tam muốn, Xấu xa, Luân hồi, Sanh tử, Giác ngộ và Niết bàn. 

Nếu như học được tĩnh thức nới Vô tâm, thì không còn sự tham muốn xấu xa, không còn luân hồi, không có niết bàn. Vi vậy, muốn giúp cho những kẻ nào nghĩ rằng có một tâm trí ý thức; cho nên, đức Như Lai mới nói về sanh từ, và, sự giac1 ngộ đối lại với những sự thèm muốn, xấu xa; niết bàn đối với sanh tử. Khi đã đến Vô tâm, thì không còn những sự thèm muốn, xấu xa. Không còn sự giác ngộ, không còn sanh tử và cũng không có niết bàn”.

 Môn đệ: 

- Bạch thầy: Nếu nói rằng: Không có giác ngộ, không có niết bàn,vậy thì làm thế nào ta có thể cắt nghĩa Sự Giác Ngộ mà người ta thường nói: Chư Phật ở quá khứ đã đạt đến sự Giác ngộ?”. 

Sơ tổ:  

- “Sở dĩ phải nói như vậy là vì: Phải dùng danh từ, án pháp, công thức, khi nào nói đến Chân lý tuyệt đối, thì không thể nào dùng các thứ ấy nữa. 

Trong kinh Duy Ma Cật có chép: 

- “Không có thân xác nào mà thực hiện được sự giác ngộ. Cũng không có trí óc nào, mà nhờ đó, ta thực hiện được sự giác ngộ”. 

Kinh Kim Cang cũng có dạy: 

- “Không có một sự vật, không có một thực tại nào, người ta có thể nói là đã được sự thực hiện giác ngộ của chư Phật. Thực ra, đó là sự không thực hiện sự giác ngộ.” 

Vì thế ta phải hiểu rằng: Mọi vật xuất hiện, khi ta nhận thấy có một tâm trí ý thức. Khi ta nhận ra Vô tâm, tất cả mọi vật đều biến mất.”. 

Môn đệ: 

- Bạch thầy: Thầy dạy rằng: Vô tâm ở khắp nơi? Vậy Gỗ và Đá cũng thuộc về Vô tâm? Như thế có phải: Tất cả mọi sinh vật hữu tình cũng giống như Gỗ và Đá hay sao? 

Sơ tổ: 

- “Vô tâm được nhận ra trong tâm trí ý thức của ta không phải Vô tâm của Gỗ và Đá. Tại sao vậy? Vô tâm cũng giống như caí trống trời. Khi nằm im, tạo ra đủ mọi âm thanh du dương một cách tự nhiên, và không cố gắng ý thức gì cả. Làm thế để mà đạy và đào luyện tất cả cháng sanh. 

Vô tâm cũng giống như hòn ngọc. Thực hiện những ước nguyện, không cần cố gắng ý thức gì cả, mà có thể sáng tạo mọi hình dạng một cách tự nhiên. Cũng vì thế, Vô tâm tác động qua Tâm trí Ý thức của ta, làm cho nó lãnh hội bản tánh thật sự của thực tại. Nó được trí tuệ siêu việt thực sự. Nó là chủ trương một tâm thân. Nó hành động một cách tự do hoàn toàn.  

Vì thế, trong kinh Bảo Tích (Ratnakuta) dạy: 

- “Tâm trí hành động nhờ Vô tâm, mà không ý thức Vô tâm.”. 

Như vậy, làm sao ta lại có thể giống như Gỗ Đá được. Vô tâm là Tâm thực sự. Tâm thực sự là Vô tâm.”. 

Môn đệ: 

- Bạch thầy: Làm thế nào ta tự huấn luyện được cái trí tương đối nầy? 

Sơ tổ: 

- “Ta hãy tĩnh thức nơi Vô tâm trong tất cà sự vật, hay tất cả việc làm của ta. Đó là con đường huấn luyện. Ngoài ra, khgông có con đường nào khác. Rồi sau, chúng ta sẽ hiểu rằng: Khi đã nhận được Vô tâm, tất cả mọi sự không còn quấy rầy nữa.”. 

Luận Về Phá Tướng  

Đức Phật dạy:

- “Kinh dùng vô số phương tiện, nhằm vào tất cả chúng sanh căn trí còn lụt, ươn hèn, không đủ sức lãnh hội nghĩa sâu xa nên mượn pháp hữu vi, làm tỉ dụ cho pháp vô vi. Nếu vẫn không tu nội hạnh, mà chỉ cầu ngoài, mong làm thánh, cầu được phước, không tìm đâu có đuợc.”.

Xây Chùa: 

Nói Già lam, ấy là nói theo người Tây Thiên Trúc nói. Ở đây nói là Thanh Tịnh địa, tức là đất trong sạch, là chùa chiền vậy. Nếu vĩnh viễn trừ ba độc, tịnh sáu căn, tah6n tâm an lạc, trong ngoài ngưng lặng, đó gọi là xây chùa chiền. 

Đúc Tượng: 

Nói đến vấn đề đúc, tạc hình tượng tức là: Tất cả chúng sanh cầu Phật đạo, cần tu các giác hạnh, phỏng theo chơn dung diệu tướng của đức Như Lai, há phải đâu chỉ là đúc vàng, tác đồng tầm thường vậy thôi hay sao? 

Bởi vậy, người cầu đạo giải thoát, phải lấy thân mình làm lò, lấy ba giới tu tịnh, suá ba la mật làm khuôn phép, nấu chảy và rèn đúc chất Chơn Như Tánh Phật ở trong thân cho thâm nhập khắp tất cả hình thức giới luật. 

Dựa theo lời dạy đó mà vâng làm, mọi viêc không thiếu sót, thì tự nhiên, thành tựu hình tượng của chơn dung. 

Hình tướng đó, đích thực là hình tướng của Pháp thân Thường trụ Vi diệu và cùng tột, hà phải đâu là pháp hữu vi hư đốn sao? 

Người cầu đạo mà không hiểu nghĩa việc đúc tượng chơn dung như vậy, thì còn dựa vào đâu để mở miệng nói công đức? 

Đốt Nhang: 

Còn việc đốt nhang, đâu phải là nhang hình tướng của thế gian! Đó là nhang của pháp vô vi vậy. Khi xông lên, tất cả các thứ dơ xấu khiến cho các nghiệp dữ của vô minh đều được tiêu tan mất. Hương nhang chánh pháp ấy có năm thứ: 

1.- Là Hương Giới: Sở dĩ gọi thế là vì nó có thể dứt mọi điều dữ, tu theo mọi điều lành. 

2.- Là Hương Định: Sở dĩ gọi như thế là vì nó tin sâu vào phép Đại thừa, lòng mình không bao giờ chán nản, chùn bước. 

3.- Là Hương Huệ: Sở dĩ gọi như thế là vì lúc nào ở bên trong, cũng lấy tự tâm để quán xét. 

4.- Là Hương Giải Thoát: Sở dĩ gọi thế là vì nó có thể đoạn trừ tất cả nhữg mê mờ, tăm tối. 

5.- Là Hương Giải Thoát Tri Kiến: Sở dĩ gọi thế là vì lúc nào cũng quán chiếu náh sáng soi thông suốt vô ngại. 

Đó là Năm Thứ Nhang, gọi là thứ nhang tối thượng. Thế giới không thể nào sánh kịp. 

Khi còn tại thế, đức Phật thường răn dạy đệ tử: 

- “Lấy lửa Trí tuệ, để đốt thứ nhang báu ấy, mà cúng dường thập phương chư Phật.”. 

Chúng sanh ngày nay không hiểu rõ nghĩa chơn thật của đức Như Lai, chỉ đem lửa ngoài, đốt gỗ trầm của thế tục, xông lên thứ nhang vật chất; như thế, học rồi lại để đi cầu phước, cầu thánh, như vậy làm sao được! 

Dâng Hoa - Rắc Hoa: 

Việc dâng hoa, rắc hoa cúng dường Phật, ý nghĩa cũng như vậy. Ấy là diễn nói theo chánh pháp. Hoa công đức ấy gây nhiều lợi ích đến cho chúng hữu tình. Gieo rắc thấm nhuần tất cả, đến tận nơi chơn tánh, bố thí cùng khắp, khiến cho tất cả đều trang nghiêm. 

Thứ hoa công đức mà đức Phật thường xưng tán ấy sẽ không bao giờ khô héo, rơi rụng. Rốt ráo thường trụ. Ái rắc thứ hoa ấy, được phước đức không cùng. Còn như kẻ nào nói: Đức Như Lai bảo chúng sanh chặt cành, bứt nhánh, lấy hoa để cúng Phật đèu làm thương tổn đến loài cây cỏ. Điều ấy không có nghĩa như thế. 

Vì sao vậy? Là vì khi đã giữ tịnh giới, thì muôn tượng um tùm trong trời đất, đều chẳng nên đụng chạm đến. Nếu làm chạm phải, đã mắc tội nặng rồi. Huống hồ bây giờ lại còn cố ý phá hủy tịnh giới đi, gây hại cho muôn vật, để mưu cầu phước báo. Khi muốn được thêm cho mình, hóa ra lại mất bớt đi. Vậy có thể muốn như vậy hay sao?  

Đốt Đèn Nến: 

Nói chung, đèn nến phải đốt sáng trưng mãi, đó là: Tâm chánh giác của con người. Sức sáng tỏ của chánh giác cũng giống như ngọn đèn nến. 

Vì vậy cho nên, người cầu đạo giải thoát thì: Phải lấy thân mình làm thân đèn, lấy tâm mình làm tim đèn, lấy Giới hạnh để làm dầu đốt sáng đèn. Trí tuệ sáng tỏ cũng giống như ngọn đèn đang cháy sáng. 

Đó chính là ngọn đèn chánh pháp.. Ngọn đèn cháy sáng và phá tan tất cả màng đen tối, si mê, và, có thể dùng pháp luân ấy để trao truyền và khai sáng cho nhau. Đó là ngọn đèn mối, dùng để châm vào hàng trăm ngàn ngọn đèn khác. Các ngọn đèn thật vô cùng tận, vì vậy gọi là chưng đèn sáng mãi. 

Trong lịch sử quá khứ, có đức Phật danh hiệu là Nhiên Đăng. Nhiên Đăng có nghĩa là đốt đèn. Chúng sanh thường mê muội, họ không hiểu lời nói, cũng như phương tiện của đức Như Lai. Họ chuyên làm những điều lừa dối, mê chấp của pháp hữu vi. Họ đốt lên những ngọn đèn dầu của thế gian, soi vào căn nhà trống không. Thế mà lại tự xưng: Đã y theo lời Phật dạy. Như vậy thật quá sai lầm. Tại làm sao? Đức Phật phóng một đạo hào quang giữa đôi mi, chiếu sáng tám vạn, bốn ngàn thế giới, há là đèn dầu hư giả, mà lại được nhiều lợi ích như vậy? Xét cho kỷ, lẻ ấy tự nhiên không thể được.  

Sáu Giờ Hành Đạo:

Sáu giờ hành đạo ngụ ý nói: 

- Do nơi sáu căn, bất cứ lúc nào cũng đi con đường của đức Phật. Lúc nào cũng tu theo Giác hạnh. Lúc nào cũng phải ngăn ngừa Lục căn. Không lúc nào ngừng nghỉ. Tất cả đó, túc là Sáu Giờ Hành Đạo. 

Nhiễu Tháp Hành Đạo: 

Danh từ Tháp ở đây có nghĩa là Thân vậy. Như vậy, cần phải tu giác hạnh. Phải xét quanh thân tâm. Niệm niệm chẳng ngừng. Đó gọi là nhiễu tháp hành đạo. 

Thuở trước, chính các bậc thánh nhơn cũng chỉ đi theo con đường ấy. Đi cho đến lúc nào đạt được chốn niết bàn. Thế mà người thời nay, chẳng có lẽ ấy. 

Trong thì chẳng hành. Ngoài thì lại chấp cầu. Họ lại đem thân chấp ra mà nhiều tháp hành đạo, nên suốt cả đêm ngày cứ loanh quanh, chuốt lấy cái nhọc nhằn, vô ích. Như vậy, không đem lại lợi ích gì cho nhơn tánh cả. 

Trì Trai (Ăn Chay): 

Cần phải hiểu rõ trì trai. Nếu không thông đạt, là uổng công lao tu hành. 

Nói Trai là chay. Tức là tề. Là sắp xếp. Phải sắp xếp thân tâm, sao cho ngay thẳng (Nguyên văn là: Tề chánh). Đừng nên quanh co, rối loạn. 

Còn nói Trì tức là giữ. Có nghĩa là hộ. Là giúp đỡ. Phàm ở nơi giới hạnh, cứ theo pháp mà hộ trì. Luôn luôn một lòng là: Ngoài cấm ngăn về lục tình, trong thì ngăn ngừa về ba độc: tham, sân và si. Phải chuyên tâm tinh xét. 

Thân tâm thanh tịnh. Hiểu như vậy, mới đúng nghĩa Trì trai.  

Nghĩa Trì trai có Năm thứ: 

1.- Là ăn những thức ăn vui của Pháp (tức là pháp hỷ thực). Đó, tức là y giữ chánh pháp. Vui mừng vâng theo mà làm. 

2.- Là ăn những thức ăn ngon của Thiền (tức là thuyền duyệt thực). Đó, tức là trong ngoài lọc sạch, thân tâm vui vẻ, đẹp đễ.

 3.- Là ăn những thức ăn của Niệm (tức là pháp niệm thực). Đó, là thường niệm chư Phật, tâm và khẩu hợp với nhau. 

4.- Là ăn những thức ăn của Nguyện (tức là pháp nguyện thực). Đó, tức là lúc đi, đứng, nằm, ngồi luôn luôn phải ở trong nguyện lành. 

5.- Là ăn những thức ăn Giải thoát (tức là giải thoát thực). Đó, tâm thường thanh tịnh, chẳng để cho nhuốm bụi trần. 

Nguồn Ảnh Hưởng Đến Tổ Bồ Đề Đạt Ma 

Khai Sáng Thiền Tông

Các nhà nghiên cứu Phật Học Sử (Watts, Hébert, Suzuki) đều thống nhất một quan điểm:

- Bồ Đề Đạt Ma là vị khai sáng Thiền tông (Thiền tông đúng nghĩa). 

Đúng ra, chính đức Phật là vị đầu tiên thực hiện và chỉ ra phép thiền, cũng như các pháp môn của các tông phái khác. Đó là sự giác ngộ tối cao, Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác (A nậu đa la tam miệu tam bồ đề). Cuốn Manual of Zen Buddhism có đưa ra nhận định: 

- Sự Giác ngộ, nếu thật không có ý nghĩa nào, đối với sự khai triển nầy, thì Thiền tông không đóng góp gì đến Phật giáo. Hay nói cách khác, đó là một tôn giáo kỳ dị của Bồ Đề Đạt Ma đặt ra, khi Ngài sang Trung Hoa, vào thế kỷ thứ sáu – 89). 

Xét cho cùng, thiền là trực hệ truyền thống Phật giáo kề thừa từ Giác Tâm Đức của Phật. 

Niêm Hoa Vi Tiếu: 

Trong lĩch sử thiền học có giai thoại: 

- Đức Thế Tôn Niêm Hoa, Ca Diếp Vi Tiếu (nghĩa là đức Phật đưa cành hoa lên, ngài Ca Diếp mĩm cười)

Truyền thuyết chép rằng: 

Thiền được đức Phật Tâm Truyền cho vị đệ tử cao nhất là ngài Ca Diếp. Khi đức Phật đưa lên một cành hoa sen trước chúng hội, hầu hết đều không hiểu. Cả Đại chúng đều ngẩn ngơ, duy chỉ có ngài Ca Diếp nhận ra thâm ý, đáp lời thầy bằng một nụ cười. 

Đức Phật chỉ dụng công khổ hạnh tham thiền, nhằm để thoát ly sanh tử, luân hồi. Ngài đã kinh qua nhiều con đường. Cũng như các triết gia thời bấy giờ, họ cũng tìm cách giải thoát bằng nhiều công năng: Tu khổ hạnh, đào sâu triết lý, diệt dục, giữ tinh khiết, ... Mỗi phương tiện đều có sở trường. Nếu nghiêm trì từng pháp môn, họ có thể đắc chánh quả. 

Tâm nguyện của Phật là tự chứng. Ngài dùng đạo nhãn phóng vào thực tại. Ngài không tìm các khái niệm, một lý luận, một phương pháp luận nào. Ngài thoát ra ngoài mọi triết lý, điều mà Ngài gọi là Kiến chấp (hay Ngôn thuyết).  

Ảnh Hưởng Lão Tử: 

Đứng về phương diện hành trì, các nhà nghiên cứu thường nhận định: 

- Thiền tông là Lão Trang hòa lẫn với Phật Giáo. 

Nói cách khác: 

- Sống như Lão Trang (Thanh btĩnh vô vi) mà nội dung bản chất chính là Phật Giáo. 

Trong cuốn Japanese Bud dhism, S. Charles Eliot đã đưa ra nhận xét: 

- Giáo lý của Bồ Đề Đạt Ma là Ấn Độ, nhưng, dã hòa hợp một cách lạ thường với Lão Giáo. 

Hòa hợp bằng lối sống, bằng thái độ và bằng tu trì. Trong History of Eastern and Western, giáo sư S. Dutt lại khai thác thêm: 

- Có hai ảnh hưởng: Giáo lý của Bồ Đề Đạt Ma hòa hợp với đạo đức kinh về tinh thần thần bi; ảnh hưởng của Lão Tử (Nam Hoa kinh) về những cách nghị luận, các lời cay chua, nửa thực, nửa hu. 

Thật ra đây chỉ là cách chỉ tẳng, cách hội nhập, các xác quyết, không như lý luận thông thường. 

Nói và biết là hai phạm trù khác nhau theo như sở đác của Lão Tử. Đạo Đức kinh, Lão Tử, vị tổ huyền học Trung Hoa thường dạy môn đệ: 

- Người biết thì không nói,

- Người nói thì không biêt. 

Trong Pháp Bảo Đàn kinh cũng có chép khi các môn đệ hỏi Lục tổ Huệ Năng (637 – 713): 

- Tại sao ngôi vị Sư tổ lại truyèn lại cho Ngài? (Chỉ ngài Hoằng Nhận). 

Ngài Lục tổ trả lời: 

- “Vì ta chẳng hiểu Phật Pháp”. (1) 

Huệ Năng chỉ hiểu đạo, chứ không hiểu Phật pháp. 

Lão Tử cũng đã từng dẫn: 

- Đạo khả đạo phi thường đạo.

Danh khả danh phi thường danh

Trong cuốn Zenga (triết lý thiền), nhà học giả người Đức, Kurt Brach cũng tìm thấy:

- Bồ Đề Đạt Ma đã hòa trộn quan điểm Phật Giáo thièn tông với Lão Giaó cổ Trung Hoa.  

Về Danh Từ: 

a.- Trong những bài thuyết pháp về phần an tâm, về pháp thân, về phát tướng cho Lương Võ Đế và các môn đệ ở Thiếu Lâm, tổ Đạt Ma thường dùng các từ ngữ Hữu vi, Vô vi, Đạo, ... 

b.- Một bài thuyết pháp khác (về pháp an tâm), ngài có nhắc đến Đạo Đức kinh của Lão Tử và xem đó như là một trường hợp khai sáng một lề lối giải thoát. 

c.- Một đoạn khác, bàn về nếp sống, Tổ Đạt Ma nêu lên cái phong cách kiến thức, nhu nhược. Ngài đề cập: 

- “Thói thường, những kẻ đức độ vững vàng (cao đức), thường có vẻ như là những kẻ lôi thôi, cẩu thả.”. 

Chú thích (1): Nam Truyền Lục có chép như sau: 

- “Môn đồ của Ngũ tổ Hoằng Nhẫn có năm trăm vị. Trừ ngài Huệ Năng ra, ai cũng đều thông hiểu Phật pháp. Ngài Huệ Năng quả là một vị Cư sĩ kỳ đặc, có một không hai. Vì ngài Huệ Năng chẳng hiểu Phật pháp, Huệ Năng chỉ hiểu đạo, ngoài ra không còn hiểu gì khác nữa. 

Huệ Năng là vị Tổ cuối cùng nhận lãnh áo pháp truyền lại từ đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Sau, thiền chỉ truyền tâm, chứ không truyền áo (Y Bát). 

Ảnh Hưởng Của Ngài Long Thọ 

Học giả P. C. Bagchi trong cuốn India Influence on Chinese Thought có nói: 

- Tư tưởng triết học của Bồ Đề Đạt Ma thuyết giảng chiỏ là một lề lối giải thích mới và hệ thống triết học của ngài Long Thọ (Nagarjuna). 

Sukumar Dutt trong The Ten Schools of Chinese Budhism viết: 

- Bồ Đề Đạt Ma là một môn đệ của thuyết Chơn không (Suya-Vaolin) trong nên Phật giaó Đại thừa do ngài Long Thọ lập thuyết. 

Ảnh hưởng của ngài Long Thọ lên tư tưởng tổ Đạt Ma trong hai lãnh vực: 

 -- Cách lập thuyết, 

 -- Dòng tư tưởng. 

Ngài Long Thọ, tổ sư thứ nhất của Tam Luận Tông (Sarvasunyavada), Cưu Ma La Thập (Kumarajiva) là môn đệ mấy đời sau của ngài Long Thọ. 

Câu chuyện sở đắc của môn dệ của ngài Bồ Đề Đạt Ma là: Đạo Phó, Ni Tổng Trì, Đạo Dục và Huệ Khả cho ta thấy: 

Khi Đạo Phó trả lời: 

- Đạo chẳng chấp văn tự, chẳng lìa văn tự. 

Thì Tổ đáp: 

- “Ngươi được phần Da của ta.”. 

Khi Ni Tổng Trì trả lời: 

- Chỗ nhận thức của con ví như ngài Khánh Hỷ (A-Nan), chỉ thấy cõi nước của Phật A Súc một lần. 

Thì Tổ đáp: 

- “Ngươi được phần Thịt của ta.”. 

Khi Đạo Dục thiền sư trả lời: 

- Tứ đại vốn không, ngũ uẩn chẳng có, chỗ con thấy thì không một pháp gì để được. 

Tổ đáp: 

- Ngươi được phần Xương của ta.”. 

Đến khi Huệ Khả bước ra đảnh lễ ba lạy, rồi lặng lẻ trở về đứng yên chỗ cũ, không nói lên một tiếng nào.

Tổ đáp: 

- “Ngươi được phẩn Tủy (tinh túy) của ta.”. 

Nói ra, Bổ Đề Đạt Ma truyền Y-Bát cho ngài Huệ Khả. 

Nội dung câu chuyện cho ta thấy:  Lập luận như ngài Long Thọ: 

- Đức Hạnh là Da,

- Thiền Định là Thịt,

- Sự Không Hiểu Cao Sâu là Xương,

- Tâm Thiện Diệu là Tủy. 

Thiện diệu chính là Vô ngôn. Đó là thái độ im lặng của Huệ Khả vậy.  

Sách Tham Khảo Của Phần Bồ Đề Đạt Ma 

1.- Tổ Đạt Ma - Hương Đạo xuất bản,

2.- Tiểu luận về Bồ Đề Đạt Ma, của Phạm Công Thiện - Ý Thức xuất bản.

3.- Cao Tăng Truyện, của Nam Sơn Đạo Tuyên - Đài Trung Phật Học Viện xuất bản.

4.- Tổ Thiền Tông, của Thích Thanh Từ - Phật Học Viên Quốc Tế xuất bản,

5.- Thiền Học Việt Nam, của Nguyễn Đăng Thục - Lá Bối xuất bản.

6.- Truyền Đăng Lục, của Đạo Nguyên - Đài Trung Phật Học Viện xuất bản.

7.- Sáu Cửa Vào Động Thiếu Thất, của Bồ Đề Đạt Ma - Lá Bối xuất bản.

8.- Kinh Lăng Già, của Trần Trọng Kim dịch và chú giải - Tân Việt xuất bản.

9.- Trung Quốc Triêt Học Sử, của Phùng Hữu Lan - Viện Đại học Vạn Hạnh xuất bản.

10.- Trung Quốc Sử Lược, của Phùng Khoang - Khai Trí xuất bản.

11.- Một Nghệ Thuật Sống, của Lâm Ngữ Đường - Nguyễn Hiến Lê xuất bản.

12.- Trung Quốc Thiền Tông Sử của ngài Ấn Thuận.

13.- Trà Đạo – Lá Bối xuất bản.

14.- Thiền Căn Bản, của Thích Thanh Từ - PHV Quốc Tế xuất bản.

15.- Thuyền Uyển Truyền Đăng Tập Lục - Viện Đại học Vạn Hạnh xuất bản.

16.- Phật Giáo Trung Hoa, của Thích Thanh Kiểm – Sen Vàng xuất bản.

17.- Triết Học Zen 1+2, của Đoàn Văn An – Sen Vàng xuất bản.

18.- Ancient Indian Aducation 2nd Edition của R. K. Mookerji – London xuất bản.

19.- Indian Logic: Edawal School, của S. C. Viya Bhushan.

20.- China – A Short Cultural Hostory của C. F. Chandra Das.

21.- Indian Bandits in the Land of Snow của Sarat Chandra Das.

22.- Le Bouddhisme, của Przuluski- Paris xuất bản.

23.- Indian Buddhsim, của A. K. Warder – Delhi xuất bản.

Lời Nói Đầu 

    Ngài Huyền Trang sang Ấn Độ thỉnh kinh, nghiên cứu, chiêm bái gần 16 năm trời là một đề tài phong phú và kỳ thú cho tôn giáo và văn học. Lịch sử triết học Phật Giáo đã liệt Ngài vào một trong những nhân vật hợp sáng (tập hợp và sáng tạo) Phật Giáo đời Đường Thái Tông. 

Cuộc đời Ngài đã trở thành huyền thoại. Câu chuyện Tây Du Ký do Ngô Thừa Ân tiểu thuyết hóa, đã lôi cuốn mọi tầng lớp dân chúng, cũng là một bút pháp đặc biệt để cụ thể hóa những đức tánh kiên nhẫn, đại hùng, đại lực và đại từ bi của Ngài. Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới chỉ là những hiển hiện của các đức tánh. Đó là một kho tàng độc đoá trong văn học bình dân. Điều đó, chứng tỏ là dân chúng Trung Hoa, qua mọi thời đại đã trọng vọng Ngài đến mức độ nào. Đi vào nội dung, chúng ta sẽ còn thấy nhiều điểm nổi bật hơn. 

1.   Về Thời Đại: 

Ngài Huyền Trang sang Ấn Độ vào thời kỳ Phật Giáo ở đây đang trong tình trạng suy vi. Cuộc xâm lăng của Hung Nô đã phá tan nhiều chùa chiền, kinh điển, cũng như những di tích của Phật Giáo. Ấn Độ suy yếu vì những mâu thuẩn nội tại, về chính trị cũng như về tôn giáo (Sau khi Bà La Môn Giáo quật khởi).  

2.- Về Các Đạo Giáo: 

Trên bước hành trình, ngài Huyền Trang thường tiếp xúc với các giáo phái và các tôn giáo khac1 như: Bái Hỏa Giáo, Bà La Môn Giáo và Tiểu Thừa. Có nhiều cuộc tranh luận xảy ra. Có nhiều điểm bất đồng. Tuy nhiên, Ngài đã lưu lại nhiều thiện cảm, nhờ ở đức độ và ở những ước muốn cầu học đạo của ngài. Ngài dự kiến sang Tích Lan để tìm kiếm chín chắn về Tiểu Thừa. Việc nầy đã không thực hành được. Tuy nhiên, trong ý định đó, đã thể hiện một tinh thần uyên bác, dung hợp và khách quan. Cũng vì điểm đó, Ngài đã đi vào Duy Thức Học, ngành Luận Lý Học và Tâm Lý Học của Phật Giáo. 

3.- Về Đức Độ: 

Ngoài đức tánh kiên quyết, trì chí, dứt khoát, ta còn thấy ngài Huyền Trang giáo hóa cho nhiều quôc vương, nhiều hạng người hạ cấp. 

Nhiều giáo hội muốn cố lưu Ngài ở lại để đứng ra lãnh đạo tinh thần. Trong các điều lựa chọn, Ngài đã tìm lấy văn hóa Phật Giaó làm gốc, sử chép: 

- Khi ngài dịch một trong những chương về pháp tướng học, có đến Mười nhà truyền giáo đến để tham luận về tất cả các yếu lý của đoạn kinh đó. 

Điều đó cho chúng ta thấy: Sức mạnh của giaó lý cần thiết và lớn lao đến ngần nào.

Ngài vô cùng cảm xúc khi nhận thấy sức tàn phá của những di tích đồ sộ của Phật Giáo ở miền Tây Bắc Ấn, do sự xâm lăng của Hung Nô gây ra. Từ một quốc gia đang trung hưng đạo pháp, đến quê hương đức Phật vào thời kỳ suy vi, kho tàng Phật Giáo bị thất tung, tán thất, đó là một niềm đao cho Một Cao Tăng Đại Thừa nuôi cao vọng chấn chỉnh lại nền Văn hóa Phật Giaó Đông phương, ở Trung Hoa, Nhật Bản và Việt Nam.  

4.- Về Đạo Pháp: 

Ngài Huyền Trang cũng như các ngài Pháp Hiển, Nghĩa Tịnh đều cùng chung một hoài bảo là tìm lại nguyên bản kinh tạng và luận tạng, tran1h những xuyên tạc. Tiếp sau đó là những công trình dịch thuật kinh điển đồ sộ. Học tiếng Phạn, chọn kinh tiếng Phạn, dịch ra Hán văn; các công lao nầy đã giúp cho sự bành trướng Phật Giáo sang Trung Hoa, Nhật Bản và Việt Nam rất nhiều. Dĩ nhiên, là việc phiên dịch kinh và luận phải cảnh tỉnh chọn lọc tông phái. Cũng như ngài Bồ Đề Đạt Ma trong chuyến Đông Độ (sang Trung Hoa) dưới thời Lương Võ Đế, cửu niên diện bích, cũng chỉ truyèn bá yếu lý (cốt tủy) đạo thiền. Hành trì khác nhau, nhưng giá trị vẫn là một. 

Sau cùng, Ngài là một trong những Cao Tăng phát triển Duy Thức Học (Pháp tướng học). Khi mà nước Kampala, quê hương của hai ngào Vô Trước và Thế Thân, ngài đã được hội kiến với các đệ tử thuộc dòng Duy thức (ba đời). Vấn đề Tâm và Thức, về sau, cũng được Ngài nâng cao, về mặt lý luận lên một bậc cao hơn. Đó là ba công trình rất là lớn của Ngài đã cống hiến cho Đâo Pháp. 

5.- Nguồn Sử Liệu: 

Cuốn Đại Đường Tây Vức Ký (hay Đường Tây Du Ký) chẳng những là tài liệu ghi chép những điều đặc ký của Tây trình, chiêm bái, hành hương, tầm đạo, học đạo, mà tập nầy còn là nguồn tài liệu vô cùng quý giá cho các nhà sử học, phong tục học, xã hội học, ... Trong tài liệu cho chúng ta thấy ảnh hưởng cuộc xâm lăng bành trướng ở vùng Tây Bắc Ấn của Hung Nô và mức tàn phá như thế nào. Hơn nữa, trong những thiên nói về ảnh hưởng của triêu đại Gupta (thế kỷ thứ tư) trong việc thống nhất Ấn Độ, lấy Bà La Môn Giáo làm quốc gia, lấy bốn giai cấp để làm giềng mối xã hội và bắt các tôn giaó khác phải chấp nhận Thực Lợi Luận, đường lối chính trị của mình. Có nhiều di tích lịch sử rất hùng vĩ của Phật Giáo tạo dựng dưới triều vua A Dục, nhưng bị thời gian tàn phá, cũng được đề cập đến. 

Tâm lý, phong tục, nhân văn và tín ngưỡng của người Ấn lúc bấy giờ, trong thời đại Phật Giáo suy vi, cho thấy một khía cạnh đặc biệt về xã hội học. 

Ngoài ra, tập Tây Du Ký cũng trình bày địa dư thiên nhiên, địa dư nhân văn và địa dư kinh tế của từng vùng mà Ngài đã đi qua; ảnh hưởng khá nhiều tren lộ trình, đã giúp cho những người tiếp tục các chuyến hành trình dự kiến được cái khó khăn nguy hiểm phải vượt qua. 

Huyền Trang cũng như Christoper Colombus, Vasco de Gama, Basthélemey, Marco Polo, Bering, Bo;ivar, San Martin, ... đã mang lại cho kho tàng sử liệu và địa dư chính những điều mới lạ. 

Nếu cần, cũng nên đề cao chí khí sắt đá bền bĩ, bất khuất của các nhà thám hiểm. Cũng như Jean Costeau đã giúp ích cho nhiều ngàn hàng hải dương học. Câu nói của Ryduard Kipling: 

- Đông là Đông, Tây là Tây; Đông và Tây không bao giờ gặp nhau, đã trở thành chuyện của quá khứ.  

6.- Con Đường Giao Thông:

Một vấn đề khác nữa là chuyến du hành của ngài Huyền Trang có ảnh hưởng lớn lao đến việc thông thương từ Á sang Âu. Cũng như ngài Pháp Hiển, ngài Nghĩa Tịnh, những khám phá, những lột trình mới đã giúp cho các nhà lái buôn, các tướng lãnh để mở ngõ bành trướng môi trường của mình. Mở đầu là Con Đường Lụa (Rue de Soie). 

Từ thời Tiền Hán (thế kỷ thứ hai) Trương Kiêm đã tìm đến những quốc gia phía tây Trung Hoa như những nước Đại Uyển, Khương Chi, Đại Nhục Chi và Hung Nô. Sứ thần Cam Anh lại tìm đường sang Âu Châu. Tuy vậy, Ấn Độ (tên cũ là Thận Độc) vẫn còn là điều mơ ước của vua lúc bấy giờ. Huyền Trang suốt ba năm trời, vượt qua trên Một trăm tiểu quốc, Mười hai rặng núi, Ba mươi chín con sông và Mười sáu thác ghềnh. Đến những ngọn núi mà các nhà thám hiểm phải tìm cách chinh phục. Cũng vì lẻ đó, nhiều nhà chép sử đã không ngần ngại khi cho rằng: 

- Ngài Huyền Trang đã mở đường (khai thông) cho cuộc tây tiến của Thành Các Tư Hãn sau nầy. 

Dĩ nhiên, mục đích duy nhất của Ngài là thỉnh kinh và chiêm bái. Thỉnh kinh để tìm cho được nguyên bản chữ Phạn, tránh những xuyên tạc, tránh cuộc phân hóa và tránh những cuộc đả kích. Công cuộc nầy cũng như việc kết tập kinh điển lần thứ tư của ngài Hiếp Tôn Giả ở nước Kampala, dưới triều Kaniska, vào khoảng thế kỷ thứ hai. 

Ngài Huyền Trang đã mở đầu cho phong trào chư Tăng đi du học tại Ấn Độ và Tích Lan. Đại thừa Phật giáo cũng nhơn đó mà phát triển. (1) 

Trong Tiểu luận về ngài Huyền Trang, các vấn đề trình bày chỉ có tính chất đề cương giản yếu. 

- Xã hội đương thời (Trung Hoa - Ấn Độ).

- Cuộc hành trình thỉnh kinh và chiêm bái.

- Duy Thức Học dưới thời ngài Huyền Trang (thế kỷ thứ bảy)

Trên đây là một tiểu đề, chúng tôi cố gắng phân tích Tây Du Ký để so sánh với Tây Vức Ký do chính tác giả biên chép.

 Tài liệu thời gian bị hạn chế, xin quý vị chỉ dẫn cho những khiếm khuyết, nếu có.  

Viết tại Hoa Kỳ - VU Lan 2526

Ngày 19 tháng 09 năm 1982.

Điều Ngự Tử TÍN NGHĨA 

Ghi chú : (1) Trong cuốn Trung Quốc sử lược, có chép về Đại thừa Phật giáo vào Trung Hoa như sau: 

- “Nam 401, Cao Tăng Cưu Ma La Thập, người Ấn Độ đến Trường An, mới đem kinh luận Đại thừa lưu truyền. 

Từ Tấn đến Đường, Phật giáo chia ra Mười tông phái trong đó có Hoa Nghiêm tông, Pháp Tướng tông và Thiên Thai tông là ba tông phái đã phát huy triết lý Phật Giáo một cách thấu triệt”. (trang 161). 

Thơ

Cảm Đề Tây Du Ký 

1.- Lòng thành nương gậy đến Tây Phương,

   Quyết thỉnh chơn kinh giúp Đại Đường,

   Cây báu trổ bông, in ngọn bút,

   Tòa sen hé nhụy, phất mùi hương.

   Ba ngàn thế giới còn xa lắc,

   Trăm thước cầm nhang đã chán chường.

   Miễn đạng xác phàm thay cốt ngọc,

   Vui miền Cục lạc, khỏi vô thường. 

2.- Vòi vọi non cao, chiếm một phương,

   Cội xuân tuy lớn, cũng nhường đường,

   Núi gần trăm trượng sinh rồng tốt,

   Nước thấm ngàn năm trổ ngọc hương.

   Mượn khí âm dương, mình đã thạnh,

   Nương hơi thêm gió, vọc thêm chường.

   Hỗ về lớn tuổi chưa thành đạo,

   Nhờ cũ Phục Linh đặng sống thường. 

  Huyền Trang 

(Trích trong cuốc Văn Học đời Đường)

Thời Đại Ngài Huyền Trang 

Ngài Huyền Trang sinh sinh vào cuối đời Tùy, đầu đời Đường, trải qua một thời kỳ chiến tranh, rồi Trung Hoa lại được một đời thịnh trị. Xã hội nầy ảnh hưởng vô cùng sâu sắc đến công trình hành hương, thỉnh kinh và phiên dịch của Ngài.

Nhà Tùy (581 – 618): 

Nhà Tùy trị vì 37 năm, trải qua bốn đời vua: Tùy Văn Đế, Tùy Dưỡng Đế, Tùy Cung Đế và Tùy Tân Vương.

Tùy Văn Đế (581 – 587): 

Tùy Van Đế là một minh quân, ông luôn luôn chăm lo sửa sang chính trị, rất siêng năng, cần kiệm, giảm thuế khóa; nhờ vậy, nước nhà được thái bình thịnh trị. Khi rợ Đột Quyết xâm lăng, Văn Đế dùng thủ đoãn ngoại giao, để các giòng rợ tàn sát nhau cho dễ bề tan rã. Sự lầm lẫn của Văn Đế là: Phế thái tử Dõng, lập thái tử Quang, làm cho cơ nghiệp nhà Tùy đi lần vào chỗ suy vi.

Tùy Dưỡng Đế: 

Dưỡng Đế chơi bời xa xỉ. Cho xây thành Lạc Dương (Đông Độ), lập vườn Tây Uyển, cung Tây Dương, phí tổn không sao xiết kể, dân tình ta thán khôn nguôi. Trộm cướp nổi dậy khắp nơi. Anh hùng chiếm cứ mỗi người một phương. Nước nhà qua phân cùng cực. Rợ Đột Quyết thừa cơ trở lại gây hấn.   

Tùy Cung Đế: 

Cung Đế lên ngô do Lý Uyển (Lưu Thú ở Thaí Nguyên) đem quân về triều, để truyất vua Dưỡng Đế (tôn lên làm Thái Thượng Hoàng). Cũng trong khi ấy, vị Thái thú Đông Độ là Vương Thế Sung lập Cung Đế lên ngôi ở Lạc Dương.  

Tùy Tần Vương: 

Lý Uyên thấy Cung Đế bất tài, suy nhược, liền ép phải nhường ngôi cho Tần Vương.  

Nhà Đường (Sơ Diệp)  

Đường Cao Tổ: 

Năm 618, Lý Uyên lên ngôi Hoàng đế, tức vua Đường Cao Tổ, đóng đô tại Trường An. 

Về Quân Sự: 

Lúc ấy, có nhiều hào kiệt, mỗi người đều cát cứ một phương. Vua sai Thế Dân lần lượt đi dẹp yên. Sau sáu năm thì thống nhất được thiên hạ.  

Về Nội Trị: 

Vua lập lại nền học thuật, sửa đổi lại chế độ quan lại, ban hành luật lệ mới, đạt ra các phép: Tô, dung, diệu, thi hành phép ban điền, đạt phủ binh. Nói chung, tổ chức nội trị rất vững chắc.  

Vai Trò Của Thế Dân: 

Vua cho Thế Dân làm Thái tử. Sau đó, giao cho Thế Dân mọi việc quân quản, rồi truyền ngôi cho con, mà lên làm thái thượng hoàng. Thế Dân lên ngôi, niên hiệu là Trinh Quán, tức Đường Thái Tông. 

ĐƯỜNG THÁI TÔNG  

Nhân Vật Lịch Sử: 

Ông quả là một nhân vật lịch sử vĩ đại trong lịch sử Trung Quốc. Nhìn chung, nhà vua thông giỏi cơ mưu, có tài dụng binh. Hơn nữa, lại là người có chí hướng cao xa, biết dùng nhân tài, biết nghe lời can gián. Vì vậy, rất nhiều anh hùng, các nhà thâm nho, các nhà đạo đức giúp đỡ nhà vua. 

Văn Trị và Võ Công: 

a.- Về Văn trị: Nhà vua lập ra các văn học quán. Một danh sĩ như Đỗ Như Hối, Phùng Huyền Linh và Mười tám văn tài phụ trách giảng huấn. Nhà vua thận trọng hình pháp, lấy nhơn nghĩa làm hóa dân, cho nên mọi việc về hành chánh, dùng người rất đắc lực. 

*.- Phát Triển Văn Hóa Trung Hoa: Nhà vua rất trọng nền văn học, nghệ thuật truyền thống. Các tôn giáo như: Không, Lão, Phật đều được phát triển. Nền giáo dục nhơn gian cũng được khuyến khích. Nhà Đường trở thành một triều đại văn học thịnh đạt. 

b.- Về Võ công: 

*.- Đánh Đột Quyết: Vào vua Đường Thái Tông, Đột Quyết thường đem quân đén quấy nhiễu tại vùng biên giới. Nhà vua dùng thủ đoạ ly gián để làm suy yếu chúng. Năm 630, trong một trận chiến, bắt được thủ lãnh là Huợt Lợi. Đường Đột Quyết (Mông Cổ) phụ thuộc vào Trung Hoa. 

*.- Tây Đột Quyết: Năm 633, vua Thái Tông đem quân đánh Tây Đột Quyết ở phía bắc. Nhà vua đánh chiếm các nước lớn (trong số 36 nước) là Cao Xương, Yên Kỳ, Quy Tư, ... Các nước nhỏ nhận thấy mình sức yếu, thế cô nên phải xin thần phục Trung Quốc. 

*.- Đánh Thanh Hải: Thanh Hải là quê hương của giống người Khương, từ đời Tấn, bị người Thổ Phồn chiếm cứ. Vua Thổ Phồn là Khí Tông sai sứ vào Trung Quốc nạp cống rồi cầu hôn. Vua không thuận. Người Thổ Phồn vào cướp nhà Tùy Châu (Tứ Xuyên). Vua Đường vào dẹp được. Về sau, muốn giao hảo với Thổ Phồn, vua Đường Thái Tông gã con gái cho vua Khí Tông (theo Trung Quốc Sử Lược – trang 121).

 Ấn Độ và Trung Quốc 

Từ trước đến đời Đường, chỉ có những vị tu hành và các tay buôn bán qua lại mà thôi. Ngoài ra vấn đề giao thiệp vẫn chưa được mở rộng. 

Khi ngài Huyền Trang sang Ấn Độ thỉnh kinh, học hỏi và chiêm bái, thì Ô Trường ở Ấn Độ sai sứ thần sang Trung Hoa để bang giao và triểu cống (Tình trạng Ấn Độ lúc nầy bị qua phân). 

Tiếp theo đó, Đường Thái Tông liền phái Vương Huyền Sách hướng dẫn phái đoàn đi sứ để đáp lễ. 

Khi Vương huyền Sách đến nơi, thì Ô Trường đã băng hà. Một vị võ quan của triều Ấn là A Lan Na Thuận đoạt ngôi, phát binh chống lại Huyền Sách. Huyền Sách phải chạy sang nước Thổ Phồn để lánh nạn, rồi mượn binh của hai nước Thổ Phồ và Népal (Nê Ba Lan) để đem về dánh trở lại. Năm 647, A La Na Thuận bị bắt, đưa về Trung Hoa. 

Kể từ đó, Đường Thái Tông gây uy tín sang tận Ấn Độ. 

Tóm lại, Cũng như Hán Võ Đế, đời Đường Thái Tông đã đưa đến thế lực Trung Hoa bao trùm đến biên giới Ấn Độ, Ba Tư và vùng Đông Á (Ngoại trừ Cao Ly, phải đợi đến vua Đường Cao Tông, con của Thái Tông mới chinh phục được). 

Các Tông Phái 

1.- Phật Giáo Trung Hoa: 

*.- Đời Ngụy: Từ đời Ngụy đến đời Tấn, có nhiều Danh Tăng Ấn Độ, các Danh Tăng Ba Tư ở tại Trung Hoa, dạy về Phật học, chiêm bái, hành hương, hay đến tu hành ở vùng rừng núi ở phía tây của Trung Hoa. 

Cũng vào thời gian ấy, nhiều vị sư danh tiếng, bác học quãng văn, theo “Con đường lụa” do Ban Siêu mở ra vùng Trung Á (thỉnh kinh điển), đưa về Trung Hoa. Vào năm 399, một vị Cao Tăng tên là Pháp Hiển, đã dùng đường biển đi sang Ấn Độ mà thỉnh kinh. Ngài lưu lại đây đẻ học thêm giới luật và Phạn ngữ suốt ba năm trường. Khi trở về Ngài mang theo rất nhiều kinh điển quý báu. (Tương truyền rằng: Ngài bị lạc sang tận nước Mễ Tây Cơ, rồi mới quay về). 

*.- Nam Bắc Triều: Lương Võ Đế rất sùng đạo Phật. Nhiều chùa chiền được tạo dựng rất quy mô vào thời đại ấy. Tuy nhiên, đời Hậu Ngụy, có vua Thái Võ, đời Bắc Chu có vua Võ Đế cấm đoán Phật Giáo hành đạo và truyền đạo rất ngặt. Nhưng chỉ một thời gian ngắn, thì Phật Giáo lại được phục hưng và phát triển mạnh như cũ. 

Đời Đường: 

*.- Đường Thái Tông: Ngài Huyền Trang sanh Ấn Độ chiêm bái và thỉnh kinh. Tập Đường Tăng Du Ký chẳng những là một công trình sử liệu, còn là một tập địa lý nhân văn rất có giá trị. Tài liệu nầy đã khuyến khích các thương gia, các nhà quân sự Trung Hoa tiến về Trung Á. 

*.- Đường Cao Tông: Ngài Nghĩa Tịnh cũng sang Ấn Độ tham vấn và thỉnh kinh. Khi về nước Ngài cũng có mang về được hơn 400 bộ kinh. Các cơ sở chùa chiền, bảo tháp được kiến trúc càng ngày càng nhiều. Các tông phái Phật Giáo bành trướng tín đồ theo học đạo và hành đạo ngày một thêm đông. 

Cũng cần nói thêm, về sau, dưới đời Đường có nhiều cuộc tranh chấp về lý luận, về ảnh hưởng giữa Khổng Giáo và Phật Giáo. Phan Khoang (Trung Hoa sử lược) có đoạn viết:

- “Trong số người (Khổng giáo) phản đối, có những bậc danh Nho, mà tiếng nói của họ lại có uy tín.”. (trang 161). 

*.- Đường Võ Tông: Phật Giáo lại bị đàn áp trở ại rất mạnh mẽ. Nhà vua cho phá những chùa chiền, tháp miếu và giaỉ tán Tăng Ni. Thoái trào Phật Giáo bắt đầu trong một thời gian. 

2.- Đạo Giáo:

Lão Tử người sáng lập ra Đạo Giáo (Lão Giáo), theo tài liệu của Hồ Thích, thì Lão Tử sinh trước Khổng Tử chừng khoảng 20 năm, làm quan đến chức Trụ Hạ Sử đời nhà Chu. Sau lui về ẩn dật, phát huy tư tưởng của mình.  

Tác phẩm là: Đạo Đức Kinh. 

Kể từ đời Tần Hán, khi Nho học được độc tôn thì Đạo Giáo lại bị suy đồi. Đến đời Hoàng Đế nhà Hậu Hán (147 – 167), có nhà đạo học là Trương Học Lăng, học được đạo trường sinh, lên ở núi Học Minh Sơn (nước Thục). Soạn ra Đạo Thư gồm 24 chương, lôi cuốn dân chúng theo về rất đông. 

Đời Hậu Ngụy, có đạo sĩ là Khấu Khiêm Chí làm sách dạy tiên thuật. Vua Thái Vũ rất tin, rước về kinh đô, lập Chí Đàn, làm phép, bùa chú, ... 

Đời Đường, Huyền Nguyên Hoàng Đế bắt công vương trở xuống phải học. 

Vua Đường Võ Tông chỉ sùng tín Đạo Giáo, bài xích các tôn giáo khác. Nhờ vậy, Đạo Giáo được độc tôn thời ấy. 

3.- Bái Hỏa Giáo (Mazdéisme): 

Người gốc từ Ba Tư, do đức Zoroatre sáng lập. Bái Hỏa Giáo chủ trương rằng: Đời là một cuộc phấn đấu giữa thiện thần và ác thần. Quang Minh đại biểu cho thiện thần. Hắc Ám đại biểu cho ác thần. 

Bái Hỏa Giáo được truyền vào Trung Hoa dưới thời Nam Bắc Triều. Có nhiều vua chúa bắc triều tin theo. 

Vào đời Đường, Ba Tư bị nước Thục chiếm. Tín đồ Bái Hỏa Giáo bị ngược đãi, nên trốn sang phương đông vào Trung Quốc. 

4.- Ma Ni Giáo (Manichéisme): 

Đây cũng là một biến thái của Bái Hỏa Giáo. Đạo nầy do Ma Ni lập nên vào năm 225. Người Ba Tư cũng sùng đạo ấy. Năm 694, một nhân vật Ba Tư là Phật Đa Đàn đem kinh điển Ma Ni Giáo vào chầu vua Trung Quốc. 

Năm 732, vua Đường Huyền Tông xuống chỉ cấm Ma Ni Giáo. Nhưng người Hồi Hột rất sùng đạo ấy, cho nên, sau khi họ giúp cho Đường Túc Tông dẹp yên An Lộc Sơn, thì Ma Ni Giáo được đem vào Trung Quốc để phục hưng trở lại. Họ lập những đền thờ to lớn tại kinh đô và các đô thị lớn (địa bàn hoạt động của Ma Ni Giaó là sông Giang và sông Hoài). 

Năm 845, vua Võ Tông lại xuống chiếu cấm các tôn giáo: Phật Giáo, Ma Ni Giáo, Đại Tần Giáo. Chùa chiền, điện thờ, pháp cụ, bảo tháp ... đều bị phá hủy. Các vị tu hành bị bắt phải hoàn tục. 

Ghi chú: Tuy nhiên, Phật Giáo Trung Quốc đã được ăn sâu, bám rễ vào dân tộc; vì vậy, triều đình chỉ có thể tỏa chiết một thời gian. Sau đó, Phật Giáo lại trung hưng lên, nhanh chóng hơn, phát đạt hơn. Chỉ riêng Bái Hỏa Giáo thì suy vi.

Đến thời Nam Tống, thì Ma Ni Giáo lại biến thể nội dung, đổi danh xưng là Minh Giáo. 

5.- Cảnh Giáo: 

Cảnh Giáo cũng là một phái của Cơ Đốc Giáo. Cảnh Giáo là Nestronious, sáng lập tại vùng Trung Đông. 

a.- Năm 638, người Ba Tư tên Olopen (A La Bân) đem kinh điển Cảnh Giáo vào Trung Quốc.

b.- Đời Đường, Cảnh Giáo đã có cơ sở phát triển từ trung ương cho đến địa phương. 

Sự Giao Thiệp Giữa Trung Hoa và Ấn Độ 

Con Đường Tây Tiến: 

Cuộc Tây tiến của Trung Hoa, cũng là bước đường giao thương Á-Âu, khởi từ vào đầu thế kỷ thứ hai. Họ phát triển bằng đường bộ và đường thủy. Thoạt tiên, là vấn đề quân sự. Sau đó, bằng ngoại giao rồi buôn bán. 

Đời Tiền Hán: 

Vào năm 122, trước Tây lịch, vua Hán Võ Đế sai Trương Khiêm là sứ thần sang nước Đại Nhục Chi (nguyên nước nầy bị Hung Nô đánh), mục đích là mưu cùng nước nầy, đánh lại Trung Hoa. 

Nhưng khi sứ thần Trương Khiêm đi nang qua Hung nô, thì bị Hung Nô bắt giữ trong một khoảng thời gian khá lâu. Về sau, Trương Khiêm trốn thoát được. Ông ta đi ngang qua hai nước Đại Uyển (Fergana) và Khương Cư (Sogdian) để đến Đại Nhục Chi. 

Tuy nhiên, khi tiếp xúc với Đại Nhục Chi, thì kết quả không thành. Đại Nhục Chi không muốn báo thư. Ý định của vua Hán bất thành. 

Kết Quả: 

Cũng nhờ chuyến du hành của Trương Khiêm đã đi ngang qua bốn nước vừa kể, mà sự giao thông ban đầu giữa Trung Hoa và các nước Tây Vức bắt đầu. 

Trong lúc về triều để trần tình lại, Trương Khiêm còn đua ra một nhận xét: 

- Có một quốc gia, tên là Thận Độc (dịch ra từ chữ Ấn Độ) là một vùng có rất nhiều sản vật. 

Nhà vua sai đi tìm nước ấy. Tuy nhiên, vì phải băng qua không biết bao nhiêu núi non hiểm trở, việc ấy đã không thành. 

Đời Hậu Hán: 

Người Trung Hoa vẫn tìm đủ mọi cách, để thực hiện cho bằng được cái ý nguyện ấy. Khi nhà Hán đã giao thương với các nước ở Tây Vức, dần dà, các nước Á Châu trong vùng nầy cũng trực tiếp giao hảo cùng nhau. 

Vào đời Hậu Hán, một danh tướng là Ban Siêu cầm đầu các cuộc chinh phục miền Nam và miền Tây. 

Trước hết, Ban Siêu đem quân vượt núi, tìm cách bình định (quân sự và chính trị) các nước Tây Vức như Hung Nô, Đại Uyển, Khương Cư, ... cho đến vùng Đại Nhục Chi. Cuộc xân lăng trên đã phát triển rất mạnh mẽ. 

Sử cũ (Hậu Hán Thư, tập số 7) có ghi chép: 

- Vua Hán cũng sai một sứ giả tên là Cam Anh đi sứ giao thiệp với nước Đại Tần (La Mã). 

Trong cuốn Histoire de la Chine, René Grousset có trình bày một cuộc tiếp xúc quan trọng đó như sau: 

- Vào lúc bấy giờ, đé quốc La Mã, sau khi tung hoành ở vùng Trung cận Đông. Lại còn bành trướng sang các nước Á Châu. 

Hoàng Đề La Mã lúc bấy giờ là Trajan (từ 98 – 117), đã có lần mang quân đội vào tận kinh thành Parthe là Sésiphon (năm 116). 

Người ta có thể nghỉ đến một cuộc liên hiệp quân sĩ của La Mã và Ban Siêu, để cùng đánh An Tức. 

Có lẻ, vì lý do liên hiệp đó, mà triều đình của An Tức tìm đủ mọi cách để cho sứ của Ban Siêu đến được La Mã. (chương 3). 

Trên bước đường phát triển cuộc bang giao giữa Trung Hoa và các nước Tây Á, cũng nên nhớ rằng: Trong vùng lưu vực của sông Tarim bthuộc Trung Á (chiều dài con sông nầy có đến hai ngàn cây số) có hai dạy ốc đảo nối tiếp. Hệ thống nầy đã tạo thành các quốc gia như: Lohnor, Koutcha, Khotan, Yarkand, Kachgar, ... 

Vị trí của quốc gia nầy rất quan trọng. Đó là những tiểu quốc, mà cũng lại là những gạch nối giao thương cần thiết nhất. Sử liệu Trung Hoa về giai đoạn nầy phân chia ra làm hai thời kỳ: 

a.- Vào thời Tiền Hán: (Vào khoảng thế kỷ thứ nhất trước Tây lịch). Trung Quốc đã chinh phục được các tiểu quốc đó. Đó là giai đoạn cực thịnh. Nhưng về sau, nhà Tiền Hán suy vi, cơ cuộc nầy đã giúp cho các triều đình ấy thâu hồi lại. 

b.- Vào Thời Hậu Hán: Thời kỳ nầy, Trung Hoa có ba vị tướng Tài: Cản Binh, Đậu Cố và Ban Siêu. 

Có câu: 

- Ban Siêu tóc đã điểm sương mới về. 

Họ tái chiếm lại vùng tam giác châu của con sông Tarim. Lại thiết lập cơ quan hành chánh (mệnh danh là đô hộ phủ) để cai trị. 

Cuộc đô hộ nầy đã giúp cho hệ thống giao thông dọc Trim vững chắc hơn trước nhiều.

Bắt đầu từ đó, các triều vua Trung Quốc đã kế tiếp nhau để thông thương với đế quốc La Mã. 

Con Đường Lụa: 

Định danh con đường lụa:  

Trong những loại sản phẩm nông nghiệp và chăn nuôi mà Trung Hoa đem bán cho các nước Tiểu Á lệ thuộc vào đế quốc La Ma, thì Lụa là món hàng đắt khách nhất. 

Lý do: Chuyên chỏ dễ dàng, mà có tính chất mỹ thuật. Vì vậy, khách buôn lần hồi bỏ các món hàng khác, đua nhau quay sang buôn lụa. Người Âu Châu mệnh danh là con đường lụa (Rue de Soie). 

Dần dà, các dân tộc La Mã, Hy Lạp cũng ham thích món hàng nầy. Cứ mỗi lần hàng đến, dân chúng La Mã và Alexandre lại giành nhau mua cho kỳ được. 

Ngài Huyền Trang

(596 – 664) * 

1.- Thông minh từ tấm bé,

2.- Đi vào Trung tâm Văn hóa Phật giáo,

3.- Bước đường gian lao,

4.- Cuộc tranh luận giaó lý tại Kucha,

5.- Gặp Đại Hãn: Vua Sa mạc,

6.- Thiếp xúc Bái Hỏa Giáo,

7.-  Đường về xứ Phật,

8.-  Vùng hà khắc,

9.-  Bảo tố liên miên,

10.- Xứ êm đềm,

11.- Tim lại thời vàng son Phật giáo:

*.- Tại Peshawar,

*.- Tại Kashmir,

12.- Dọc sông Hằng,

13.- Nguồn sử liệu,

14.- Huyền Trang đi vào Tây Ấn,

15.- Viếng Nhật Vương,

16.- Phân tích Tây Du Ký,

18.- Công trình và hành trình của Ngài. 

(*) Theo cuốn “2,500 years of Buddhism”. Bộ Thông tin Ấn xuất bản thì Ngài sinh năm 602. 

Ngài Huyền Trang 

1.- Thông Minh Từ Tấm Bé: 

Ngài Huyền Trang sinh tại Lô Giang năm 596, dưới thời nhà Tùy. (Có sách ghi là 602). Ngài thuộc vào gia đình vọng tộc. Vì Tổ phụ (Ông nội) thi đỗ Á nguyên. Vị Tổ khảo (Thân phụ) thi đỗ Tam trường. Vì vậy, ước vọng của thân phụ ngài chỉ mong sao cho con mình nối nghiệp tông đường. 

Tuy nhiên, hoàn cảnh xã hội và biến chuyển của cuộc đời lại đưa đẩy Ngài vào con đường khác. Sư thay đổi từ tôn giáo cho đến hành sự. Sử chép rằng: 

- Vào cuối đời nhà Tùy, chiến tranh xảy ra liên miên và tàn khốc. Xã hội ly loạn. Đã vậy, Khổng Giáo trong thời kỳ nầy lại thiên về ngành học hư văn, từ chương, giáo điều. Chính trị và xã hội bị biến loạn. 

Năm 604, Ngài học kinh sách của Không tử. Tuy còn nhỏ, Huyền Trang đã tỏ ra có tinh thần phê phán rất nhạy bén và sâu sắc, trong phạm vi của mình. Đó là lề lối đả kích tín điều chủ nghĩa. 

Cha Ngài bảo: 

- Cậu bé nầy thông minh, thâm trầm, nhưng vẫn chưa vào khuôn phép. Nếu khéo uốn nắn, chắc chắn mai sau lớn lên, thành đạt và làm quan, sẽ kế thừa sự nghiệp của tổ tông. 

Nhưng năm đó, chiến tranh tràn đến quê nhà của ngài, nên gia đình phải thiên cư về vùng núi.  

Anh của ngài là một vị sư, xuất gia từ lúc còn nhỏ, thuộc môn phái Duy Thức Học. Chính trong thời gian đi lánh nạn nầy, Huyền Trang bắt đầu nghe thuyết giảng và tìm hiểu dần dần về giáo lý của Phật Đà. 

Ngài thường đi chiêm bái những ngôi chùa cổ ở Trung Sơn, Huyền Trang thệ nguyện sẽ xuất gia vào lúc 13 tuổi. Cũng vào trong thời gian chuẩn bị nầy, Ngài bắt đầu nghiên cứu tư tưởng triết học Ấn Độ và cũng đã sớm lãnh hội được các yếu lý căn bản trong những hệ thống phức tạp của các giòng tư tưởng nầy. 

2.- Đi Vào Trung Tâm Văn Hóa Phật Giáo 

Trong thời gian tu học, Huyền Trang bắt đầu học tiếng Phạn. Ngài từng nhấn mạnh: Cần phải tìm hiểu giáo lý từ gốc. Hơn nữa, các lời kinh rất súc tích, hàm dưỡng, phân tích từ nguyên bản, mới tránh được những mập mờ, sai lạc. 

Năm 618, 16 tuổi, chiến tranh kết thúc. Huyền Trang đến Tràng An (Bây giờ là Thiên An phủ). Đây là một trong những trung tâm Phật Giáo ở vùng Viễn Đông. Vua Đường chăm lo kiến tạo chùa chiền, cung thỉnh các vị Cao Tăng về thành đô. Kinh Phật được dịch thuật và ấn hành để phổ biến sâu rộng. Đây là một trong những thời kỳ vàng son của Phật Giáo Trung Hoa.

Trong thời gian tiếp xúc với nhiều tông phái khác nhau, Huyền Trang nhận thấy: Các cuộc sai biệt, có khi mầu thuẩn, nguồn gồc chưa quán triệt được nghĩa lý trong kinh Phật. Vì vậy, lề lối giải thích mỗi tông phái mỗi khác nhau; muốn kiểm định, Ngài cố tìm về nguyên bản tiếng Phạn, mới nhận thấy sự giải thoát của Thế Thân đã trải qua một cuộc hiệu đính như thế. Cũng chính từ những thao thức nầy, Ngài nảy sinh ra ý định phải sang tận xứ Phật để tìm về nguồn gốc. Có vậy, sau nầy mới có thể chấn hưng Phật Giáo, tránh tranh chấp, làm nền tảng vững chắc cho Phật Giáo Trung Hoa. 

Tuy nhiên, khi Ngài đưa những ý kiến đó trình lên vua Đường thì bị chối từ ngay. Điều nầy cũng không làm cho ngài nản lòng và chùn bước. Vì tương lai của đạo pháp, vì theo hạnh nguyện và tâm niệm tu trì, ngài vẫn đi theo con đường mà ngài đã hoạch định sẵn. 

Trong cuốn “Đường Tăng Tây Du Ký” (Quan Hải tùng thư xuất bản năm 1832) có đoạn: 

- Đường sang xứ Phật chắc chắn xa xôi và nguy hiểm chồng chất. Có thể bị mất mạng. Có thể không có ngày về. Nhưng tính mạng không có gì là quan tâm. Ngược lại, nếu cuộc Tây Du viên thành, hậu quả thật tốt lành và to lớn. Đạo phát sẽ được phát huy, Phật Giáo sẽ được thống nhất. Văn hóa Trung Quốc sẽ được thay đổi. 

Khi nghe Ngài cương quyết ra đi, nhiều bạn bè và Phật tử đến ngăn cản. Họ viện dẫn những chuyện ra đi bị thất bại của lớp người trước. Họ cho rằng công việc quá sức con người. Nhưng ngài im lặng, để tính toán việc du hành cam go và xa xôi nầy. Đến đêm 01 tháng 02 năm 629, Huyền Trang bí mật lên đường Tây du. 

3.- Bước Đường Gian Lao 

Con đường từ Tràng An (Thủ phủ của Sơn Tây) đi đến Ấn Độ, ngài Huyền Trang phải vượt qua mười hai chặng đường vô cùng gian nguy. Ngài đã phải băng qua nhiều rừng, núi, sông, ghềnh, thác lũ và nhất là sa mạc: 

1.- Suchow,

2.- Hami,

3.- Turfan,

4.- Kara-Shahr,

5.- Bai,

6.- Tashkend,

7.- Mamarkand,

8.- Balk,

9.- Samiyan,

10.- Kabul,

11.- Peshawar,

12.- Sau cùng là Đô thị Lahore

Chặn đường đầu tiên là băng qua sa mạc Golbi. Vùng nầy toàn là rừng già trùng trùng điẹp điệp, sau đó là sa mạc nóng bỏng. Nhưng nỗi nguy khốn đến tính mạng luôn luôn bị rình rập. Có một lần, len lỏi trong rừng già, không một dấu chân người bộ hành, Ngài bị lính biên phòng bắn một mũi têm cắm phập vào đùi, máu ra lai láng. Ngài cố tìm lá cây để đắp vào vết thương bị làm độc. Ngài đành dừng lại, không vượt qua được. Nhưng chí sắt son đã làm cho ngài vượt thắng qua được tất cả. 

Trên sa mạc bao la, chỉ một bóng ngài trải dài một cách cô độc; không một kẻ đồng hành hay dân bản xứ hướng dẫn. 

Rồi cũng đến được thị trấn Hami. Vua nước Turfan (Còn gọi là Kaochang) một tín đồ Phật Giáo thuần thành, sai sứ thần ra tiếp rước ngài. 

Trong cuốn Đường Tăng Tây Du Ký, có đoạn chép: 

- Turfan quả là một trung tâm văn hóa, chính trị, xã hội của vùng sa mạc Golbi. Đây là vùng giao liên, trên con đường du hành của đông và tây, cho nên tiếp thu rất nhiều giá trị tinh thần văn minh của xứ người một cách sâu đậm. Dân chúng ở vùng nầy nói thổ ngữ Tocharian. Dân chúng đa số là tín đồ Phật Giáo, nên nề nếp sống rất thuần thục. Tinh thần tín ngưỡng rất cao. Ngày trước, đức Bồ Đề Đạt Ma sang Trung Hoa (theo truyền thuyết) theo con đường nầy, có dừng lại Turfan. (Trang 212 – 213). 

Vị vua cai trị xứ Turfan la Chu Wen Tai (620 – 640) vốn thuộc giòng Trung Quốc. Đây là chư hầu của xứ Tukish-Khan, nhưng vẫn có nhiều liên hệ chính trị, văn hóa với Đường Thái Tông (Trung Quốc). Cuộc tiếp đón ngài Huyền Trang rất trọng thể. Tại đây, ngài đã thuyết pháp cho vua chúa, quần thần nghe và rõ ý nguyện của ngài trong chuyến Tây du. Mọi người đều mến phục ý chí cao cả và mục đích lớn lao vì đạo pháp của ngài. Ngài Huyền Trang đi hành hương các ngôi chùa cổ danh tiếng ở Turfan suốt trong thời gian lưu trú. 

Vua Chu Wen Tai ngõ ý muốn mời ngài ở lại, giúp cho đạo pháp, ở Turfan, giảng giải giáo lý cho triều đình; đồng thời, lãnh đạo giáo hội tại đây. Các vị Cao Tăng, các danh sĩ, các bậc tôn giả cũng đến gặp ngài, khẩn khoảng mời ngài lưu lại để diễn giảng giáo lý, thống lãnh giáo hội, nhưng ngài nhứt mục từ chối: 

- Tôi chỉ theo một tâm nguyện của đời mình, là đi tìm những lời kinh vàng ngọc đích thực của đức Thế Tôn. 

Nếu mục đích nầy thành đạt, thì giá trị thật to lớn và ảnh hưởng lâu dài. 

Vua Chu Wen Tai buồn bã đáp: 

- Quả thật, Ngài đã có một hướng đi vững chắc, không thay đổi. Di chuyển ngọn núi Pamir còn dễ hơn là di chuyển ước vọng của ngài. 

Cuối cùng, ngài chỉ xin thức ăn nội trong ba ngày đường. Nhà vua cảm động đến rơi nước mắt, không nở rời, xin ngài ở lại trọn tháng. Huyền Trang chấp thuận lưu lại và đem những điều sở đắc căn bản nhất để giảng lý đạo mầu suốt thời gian nầy. Trước khi chia tay, nhà vua còn tận tình viết nhiều thư giới thiệu với các quốc vương quen biết trên chặng đường mà ngài sẽ đi qua vùng Trung Á. 

Tuy vậy, Huyền Trang vẫn cố tránh những sự phí phạm thời gian suốt dọc cuộc hành trình, cốt để đi theo hướng mình đã vạch. 

4.- Cuộc Tranh Luận Giáo Lý Kucha 

Sau khi âm thầm rời khỏi Turfan, vào ban đêm, để tránh những cuộc tiễn đưa phiền toái của nhà vua Chu Wen Tai và triều thần, ngài đi về phía tây, đến đô thị Kars-Shart. Dân chúng vùng nầy cũng nói thổ ngữ Tocharish. Tại đây có vào khoảng một trăm ngôi chùa lớn và chừng khoảng hai ngàn vị Tăng theo Tiểu Thừa Giáo. Dân chúng nghe danh tiếng ngài Huyền Trang, nên đã chuẩn bị cung đón. Tuy vậy, Ngài vẫn âm thầm đến một mình, không một ai hướng dẫn, để tránh sự tiếp xúc. Ngài chỉ nghỉ lại một tối. Sau đó, tiếp tục ra đi đến đô thị Kucha. 

Kucha là trung tâm quan trọng của vùng Trung Á trên mọi lãnh vực. Cuốn Đường Tăng Tây Du Ký, có đoạn nói về thời gian ở Kucha và những cuộc tiếp xúc tại đây như sau:

- Kucha, là một ốc đảo. Chung quanh là dân tộc Turo-Mougols. Họ là những thiện chiến, suốt ngày trên yên ngụa, luôn luôn tìm cách để bành trướng ảnh hưởng. Lúc đó, theo tục lệ của Tocharian, thì ngài vàng của Kucha của vua cha Suvarna-Purpa là Suvarna-Deva. Chung quanh vị tân vương nầy có năm ngàn vị sư sãi lãnh đạo tinh thần và giúp việc triều chính. Đây là một trung tâm Phật Giáo Tiểu Thừa. Kucha có những liên hệ ngoại giao và chính trị với Đường Thái Tông. 

Trong khoảng thời gian lưu lại tại kinh thành Kucha, mngài Huyèn Trang có tiếp xúc và nghiên cứu, tham luận giaó lý đức Phật vói các vị Cao Tăng ở đây. Họ không thống nhất một số quan điểm với ngài Huyền Trang. Tuy vậy, điều nầy đã không gây một trở ngại nào trong việc giao hảo. Vi Tăng Thống (Moksa-Gupta) tại Kicha, luôn luôn quý trọng và tán thán công trình du hành và việc tham bái của ngài. Trong cuốn Đường Tăng Tây Du Ký có chép: 

- Suốt hai tháng ở đây, phần thì dùng để tìm hiểu về quan điểm dị đồng giữa các tông phái, phần thì để đợi chờ thời tiết thuận tiện, bớt hà khắc, tôi chợt thấy có một điều căn bản: 

- “Chủ trương: Giới luật tuy khác nhau, nhưng quả thật, nền văn hóa Phật giáo bành trướng tại tiểu quốc nầy đã tạo cho con người hoang dã một nếp sống thuần thành, sâu sắc và độ lượng.”. 

Vua Kucha tiễn đưa ngài rất trọng thể khi chia tay. Vua tặng ngựa, lạc đà, nhưng ngài từ chối. Vua đã cho người hộ tống đến tận biên giới. Các vị sư, tín đồ cũng tiễn đưa ngài.  

5.- Gặp Đại Hãn: Vua Sa Mạc 

Bây giờ là mùa bão tuyết. Khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Trên lột trình, không có chỗ nào có thể dừng chân nghỉ ngơi được. Thực phẩm thiếu thốn. Nhiệt độ xuống rất thấp. Ngài vẫn ung dung chống gậy độc hành. Huyền Trang tiếp tục đi về hướng tây. Vùng nầy toàn là dốc đá cheo leo, địa thế vô cùng hiểm trở. Cảnh trí thật hùng vĩ. Nhiều dãy núi chọc trời chắn ngang, khó lòng vượt qua được (Ngày nay cát nhà thám hiểm lừng danh trên thế giới đang tìm cách chinh phục các ngọn núi nầy). 

Ngài vượt qua vùng Bail, tiến đến hồ nước ấm Issyk-Rul. Tại đây, có nhiều doanh trại của Đại Hãn, cát cứ một phương (Vua đóng quân tại vùng nầy từ năm 630). 

Năm mươi năm về trước, Đại Hãn đã từng được một nhà sư từ Gandhâra đến truyền dạy (Vị sư tên Jina-Gupta). Vì vậy, vị vua nầy luôn luôn ngưỡng mộ Tăng sĩ và hấp thụ sâu xa về nền văn hóa Phật Giáo, ngay cả trong lúc hành quân. Đó cũng là một truyền thống tốt đẹp của những vị vua Đại Hãn triều đại về trước. 

Cuộc trường chinh đã đưa nhà vua xa dần vùng đất Phật ở Gandhâra. Vì vậy, khi gặp ngài Huyền Trang, vua Đại Hãn đón tiếp rất trọng vọng. Vua tổ chức một tiệc chay để đãi ngài, có cả triều thần, sứ giả đến. Sau tiệc nầy, ngài Huyền Trang đăng đàn thuyết pháp. 

Đại Hãn thưa: 

- Đây là ngày sung sướng và thanh thoát nhất trong thời hoạt động, chinh chiến và suy nghiệm của tôi. Trước mắt tôi là một nhân vật thần kỳ, tượng trưng cho sự tha thiết tìm chân lý, tha thiết với tiền đồ Phật Giáo ở Đông Phương, tha thiết với công cuộc chấn hưng và thống nhất (ít ra trên đại thể) một số tông phái đã phân hóa. (Đường Tăng Du Ký). 

Nhà vua tìm đủ mọi cách để lưu giữ cho bằng được ngài Huyền Trang, viện dẫn: Cần trùng hưng nền Phật Giáo trong những tương quan và tranh chấp tư tưởng, tín ngưỡng hiện nay. Ngài nói rõ ý nguyện duy nhất của một chuyến viễn du đầy tân khổ nầy. Vua Đại Hãn đã sai đội hậu vệ để tiễn chân ngài qua hai vùng rất hiễm trở nhất là Pamirs và Bactria.  

6.- Tiếp Xúc Bái Hỏa Giáo

(Tại Samarquand) 

Samarquand (ngày nay có tên là Marakanda) là chặng đường khó khăn nhất trong chuyến hành trình của ngài Huyền Trang. Nhất là những sự va chạm về mặt tư tưởng. 

Samarquand vốn là kinh đô của tiểu quốc Sogdiana. Ngài Huyền Trang phải nấng ná ở đây một thời gian, trong cuộc phát huy tư tưởng Phật Giáo. 

Có hai lý do: 

1.- Samarquand là chặng đường cuối cùng trong cuộc bành trướng ảnh hưởng tư tưởng và tôn giáo giữa hai nước Ấn Độ và Trung Hoa. Đây cũng là ngã ba đường thông thương giữa Tiểu Á và Viễn Đông. Vì vậy, trong cuộc giao tiếp nhiều nguồn tôn giáo khác nhau, Samarquand vốn là vùng tranh chấp. 

2.- Samarquand vốn cũng là vùng pha trộn giữa Bái Hỏa Giáo và Phật Giáo. Cũng vì vậy, Phật Giáo dễ bị đi vào mê tín, phù chú (Tantrisme) dị đoan. 

Vì tính chất quan trọng đó, ngài Huyền Trang cố tìm lại giá trị cần thiết của đạo pháp. Một mặt, ngài thuyết pháp để phân biệt chơn giả. Một mặt ngài tổ chức truyền giới cho một số đông Tăng sĩ. Chùa chiền được củng cố lại, loại bỏ những phần của huyền học. 

Sự thành tựu nầy mở đầu cho cuộc tranh cải, ít ra trên cơ sở, tổ chức và tinh thần Phật Giáo tại Samarquand. 

 

7.- Đường Vào Xứ Phật 

Lẽ ra, ngài Huyền Trang (theo tập Du Ký) còn lưu lại Samarquand trong một thời gian nữa, vì công cuộc tổ chức lại Phật Giáo ở đây chưa hoàn chỉnh. Ngài đành lên đường để tiếp tục cuộc hành trình. 

Đi về phía nam, ngài phải vượt qua những rặng núi vô cùng hiểm trở. Đây là địa giới cuối cùng của đế quôc Thổ. Vùng nầy mệnh danh là cổng sắt (Gate of Iron), phân tranh của hai nền văn hóa. 

Đường vào xứ Phật còn nhiều cam go. Vượt qua giòng Oxus hiểm nghèo. Ngài tiến vào địa phận của Bactria, mệnh danh là Ngưỡng Cửa Vùng Đất Phật. Ở đây vừa mới xẩy ra một cuộc soán vị. 

Nguyên là hoàng hậu của xứ Bactria vừa từ trần. Nhà vua cưới nàng công chúa khác (Tarfu) sau đó. Thế là nàng Tarfu yêu tình nhơn hơn là vua Tradu-Shad. Thế là nàng thông đồng với tình nhơn và tay chân trong cung điện, để tổ chức cuộc đầu độc nhà vua, đưa người yêu lên ngai vàng.

Tân quân vốn là người một đạo. Vua tổ chức đón tiếp ngài Huyền Trang vô cùng trọng thể. Kế đó, nhà vua lại cung thỉnh ngài vào kinh đô Balk. 

Tại Balk, cũng nhu Bactria có rất nhiều chùa chiền nguy nga; tuy rằng có một số chùa chiền đã bị phá hủy kể từ khi rợ Hung Nô xâm lăng (vào thế kỷ thứ năm). Các vị sư ở đây theo Tiểu Thừa Giáo. Tuy vậy, họ rất kính trọng ngài Huyền Trang. Một vị triết gia được trọng vọng nhất toàn vùng Bactria, là ngài Prajnakara thỉnh ngài đến để cùng nghiên cứu và thảo luận các nét căn bản về giáo lý. 

Triết gia Prajnakara tán dương ý nguyện Tây Du của ngài. Trong Đường Tăng Tây Du Ký, có đoạn ghi chép: 

-         Ngài Painakar hâm mộ những công trình sưu tầm và tinh lọc giáo lý. Vì vậy, ngài nêu lên nhiều điểm San Định kinh điển thật giá trị (Những tài liệu về những cuộc đối thoại nầy, sau nầy đã được ấn hành trong tập: Các triết thuyết Ấn Độ và sự bành trướng sang Trung Hoa). 

8.- Vùng Hà Khắc

Sau thời gian đó, nhà chiêm bái phải vượt qua nhiều đoạn đường khó khăn, vất vả, đến hindhu Kush để tiến vào vùng Bamiyan. Đây là con đường thông thương quan trọng từ vùng Trung Á tiến vào bán đảo Ấn Độ. Cũng tại đây, còn lưu lại một số di tích lịch sử có từ thời đại đồ đá, nơi phát xuất một nền văn minh tối cổ của vùng Trung Á. 

Trong tài liệu của ngài Huyền Trang có đoạn được mô tả: 

- Phía bắc vùng nầy thành những rặng núi cao. Vì vậy, khí hậu ở vùng nầy cũng khác biệt. Khi tôi đi qua vùng nầy, điểm đáng chú ý nhất là khắp đâu đâu cũng trồng toàn lúa mạch. Thứ lúa nầy chịu đựng được khá lạnh. Các loại cây ăn trái, các loại hoa thì thật hiếm. Thật ra, vùng nầy chỉ thích hợp nhất cho nghề chăn nuôi. Khí hậu vô cùng lạnh lẽo, so với các vùng mà tôi đã đi qua từ trước. Dân chúng thì nóng nảy và hung dữ, ...

Lối y phục của họ cũng đặc biệt, toàn bằng da thú, bằng len và đều là sản phẩm nội hóa. 

Tuy vậy, nếu nhận định về lãnh vực tôn giáo thì cũng là một điều đáng mùng. Vì ở đây, có trên mấy trăm ngôi chùa đồ độ, hiếm thấy ở một nơi nào khác có mức sống như vậy. Tính ra cũng có đến hàng ngàn nhà sư tu hành. Họ theo Đại Thừa. Ngài Huyền Trang có đến thăm một hang động cực kỳ vĩ đại. Tại đây có hai tượng Phật khổng lồ, một tượng cao 115 feet, một tượng cao 170 feet. Những hình được chạm trỗ ở tường về di tích Phật Giáo. Đây quả là một ho tàng quý giá của thời đại.  

9.- Bão Tố Liên Miên 

Rời khỏi xứ Bamiyan, đi về vùng Kapiya, thì lại phải băng qua một dãy núi mang tên là Shibar. Độ cao tính ra cũng hơn 9,000 feet. Lúc nầy, ngài Huyền Trang vô cùng vất vả. Bổng nhiên, một cơn bảo tố hãi hùng cuồn cuộc kéo đến, thật ác nghiệt. Trong lúc nguy khốn nầy, chẳng may ngài bị lạc đường. Nếu không nhờ đến các người thợ săn chuyên nghề và tài ba, thì khó mà định hướng và vượt thoát được. Đó là một dịp may hiếm có. 

Cuối cùng, cũng vượt qua được những giây phút hãi hùng nầy. 

Kapisa (ngày nay có tên gọi là Begram) là một địa danh ở cực bắc của xứ Kabul, nằm trên trục giao thông chính nối Ấn Độ và Bactria. Đây là một trung tâm thương mãi đồ sộ và cũng là trung tâm sản xuất quan trọng các sản phẩm vùng Á nhiệt đới. Vua trị vì Kapisa là một tín đồ thuần thành Phật giáo Đại Thừa. Trong chuyến đi nầy, có cả nhà hiền triết Prajnakara. 

Nhà vua cung thỉnh ngài Huyền Trang lưu lại trong cung điện năm ngày, để thuyết pháp, nhưng, để vừa lòng nhà hiền triết, nên ngài cũng mời ông ta đến trú ngụ tại một ngôi chùa Tiểu Thừa.    

10.- Xứ Êm Đềm 

Sau mùa thu năm 630, ngài Huyền Trang từ giả xứ Kapisa. Ngài lên đường, đi về hướng đông và tiến về vùng Jalbabad (Tên ngày nay là Nagarahâna), sau đó, tiến vào Lampaka. Ở đây, khung cảnh hoàn toàn khác hẳn. 

Ở đây là một xứ địa đấu của đất Ấn. Quả là một sự tương phản giữa một Kapisa với núi non trùng điệp và một Lampaka bình phẳng, êm đềm. Dân chúng cũng thế, họ chất phát, đạm bạt và hồn nhiên. 

Trong Đường Tăng Tây Du Ký, có chép: 

- Vùng nầy đất đai mầu mỡ. Đâu đâu cũng trồng lúa và mía. Loại cây nào gieo trồng, canh tác ở đây cũng đều được tốt tươi cả. Mưa thuận gió hòa. 

Khí hậu dễ chịu, thanh thoát lạ thường, cũng ít khi có sự thay đổi đột ngột như các vùng ở nhiệt đới. Một số dân sống trong những túp lều đơn giản và thích ca hát. Rõ ràng là một dân tộc yêu đời, yêu người lạ lùng. Trời trong, mây tạnh không có tuyết. Họ hồn nhiên đến nỗi mỗi khi giao thương với các sắc dân từ những phương xa, chuyên nghề buôn bán khôn ngoan, thì họ thường bị lườn gạt, tội nghiệp. Cũng vì thế, lắm khi họ đâm ra nhu nhược. 

Có điều phải nhận rõ ràng rằng họ là những người mộ đạo (Phật Giáo Đại Thừa), thường hay tham gia những hội hè, lễ bái, cúng dường. Đâu đâu cũng tạo dựng chùa chiền, điện thờ rất trang nghiêm. Phật Giáo ở đây, nhìn về phương diện nghệ thuật (Nhất là trên lãnh vực hội họa, điêu khắc), chịu ảnh hưởng Hy Lạp. Đó là vết tích của nền văn hóa Aryens, từ Tây phương mang đến. Dân tộc nầy, trong quá khứ, cũng đã từng chịu nhiều đau khổ do chiến tranh gây ra. Các đoàn quân Hung Nô từ phương bắc đã tràn vào đây từ thế kỷ thứ ba và thứ tư và đã tàn phá kinh khủng. Chứng cớ là có nhiều di tích lịch sử đã bị hư hoại gần hết. 

Nghệ thuật cổ truyền tuyệt vời đã bị chôn vùi trong khói lửa một cách oan uổng. Sau Hung Nô lại đến lượt người Ả Rập, những thiệt hại nặng nề do các quân đội nầy gây ra cũng không kém rợ Hung Nô. Vì vậy, khi tiếp xúc với các bô lão Lamkapa, điều đầu tiên, ai cũng nhận thấy, là niềm xót thương, một thời vàng son của dân tộc đó. 

Tại Lampaka, ngài Huyền Trang đã được các Cao Tăng trong vùng hướng dẫn đến chiêm bái một Phật tích nổi tiếng nhất của xứ nầy. Đó là căn nhà của tên cướp Gopala được đức Phật giáo hóa. 

Sử chép rằng: 

- “Gopala là một tướng cướp khét tiếng. Khắp xứ ai ai cũng kinh hãi. Luật pháp chẳng làm gì được y. Đã vậy, y còn có một số thủ hạ đầu trâu mặt ngựa vô cùng độc ác. Một ngày kia, đức Phật trên đường thuyết pháp, Ngài đã dừng chân ở Kampala. Gopala vì tính hiếu kỳ cũng chen chân vào xem. Ngài giảng về lý nhơn duyên sinh. Sau một hồi lâu, Gopala chợt tỉnh ngộ.”.   

11.- Tìm Lại Thời Vàng Son Phật Giáo  

Trước khi chiếm bái những di tích Phật Giáo (về cuộc đời đức Phật từ xuất gia cho đến lúc nhập diệt), tại vùng châu thổ sông Hằng, ngài Huyền Trang đến hai trung tâm Phật Giáo đã trải qua một thời vàng son: 

- Peshawar,

- Kashmir. 

a.- Tại Peshawar: 

Peshawar là một tiểu quốc miền tây bắc xứ Ấn Độ ngày nay. Nó nằm về phía thượng lưu của sông Gange. 

Miền nầy vào thời đại oai hùng của vua Kaniska, là một trong những chiếc nôi của nên văn minh báo đảo Ấn Độ. Vào đầu tây lịch (thế kỷ thứ nhất) các giống dân phương tây sang xâm lăng peshawa. Trong cuộc bành trướng thế lục quân sự tàn bạo nầy, họ đã gieo rắc văn hóa lẫn tôn giáo. 

Cũng trong ý đồ đó, họ muốn tiêu diệt tất cả những di tích cũ. Theo tài liệu cuốn 2500 years of Buddhism thì tại Peshawar có đến một triệu (1) di tích và đền đài, chùa chiền Phật Giáo. (Đại thừa và Tiểu thừa – trang 236). 

Khi ngài Huyền Trang đến đây, thì tình trạng tiểu quốc nầy vẫn chưa hồi sinh. Ngài chép lại: 

- “Tôi vào nơi đây, tâm cảm bùi ngùi. Một vương quốc rộng lớn ngày xưa như thế, mà nay phải trở thành một thuộc quốc của Kapisa! Các đô thị trông thật tiêu điều. Có nơi không thấy được một bóng người. Họ sống thưa thớt, cô đơn, như những chiếc ốc đảo. Chỉ có tại kinh đô Peshawar, có khoảng chừng một ngàn gia đình sống thưa thớt mà thôi. Họ sống thật lẻ tẻ.

Không ngờ một nền văn minh vàng son, rạng ngời như thế mà nay lại bị băng hoại trầm trọng.”. (Đường Tăng Tây Du Ký, chương 1, trang 142). 

 

b.- Tại Kashmir: 

Rời Peshawar, ngài Huyền Trang tiếp tục đi về phía đông. Chủ đích của ngài là hành hương và thỉnh kinh. Ngoài ra, ngài còn muốn tìm học ở các vị Cao Tăng Ấn Độ về Pháp Tướng Tông (Duy Thức Học). 

Ngài băng qua một rặng núi già và đã bị nhuốm bệnh nặng. Cuộc du hành đành phải bị gián đoạn hơn bốn tháng. Câu chuyện ngài đã được chữa trị theo y thuật Ấn, được ghi chép trong cuốn Tây Du Ký khá thú vị, thỉ mỉ. 

Ngài tiếp tục đi vào vùng Udyama (Còn gọi là Uddi-Yana). Nơi đây, cũng bị ảnh hưởng rất nặng nề của cuộc xâm lăng thô bạo của Hung Nô. Tuy vậy, vì địa thế hiểm trở, nên những di tích Phật Giáo ở các hang động sâu thẳm vẫn còn giữ được nhiều kinh điển được chép bằng bối diệp. 

Theo tài liệu của Ngài ghi chép lại thì: 

- Lúc ngài gần đến, tiểu quốc nầy vẫn còn 1,400 ngôi chùa, 18, 000 vị Tăng. Vẫn có đủ hai nguồn ảnh hưởng Đại Thừa và Tiểu Thừa Phật Giáo. Ngoài ra còn có thêm Phù Chú Giáo. 

Sau đó, ngài vượt Ấn Hà (Indus) tại tỉnh Udabandha. Ngài dừng lại một thời gian khá lâu ở Taksasita, vì đây có rất nhiều di tích, tượng, pháp cụ, các hóa thạch của Phật Giáo, dù cho đã có một phần bị bàn tay phá hoại của rợ Hung Nô. 

Ngài đi vào trung tâm văn hóa Kashmir. Tại đây, những cơ sở vẫn còn nguyên vẹn. Ngài lưu lại gần hai năm trời (từ tháng 5 năm 631 đến tháng tư năm 633), một phần là để nghiên cứu các tư tưởng và các tông phái Phật Giáo, một phần lớn khác là để chép lại kinh tạng, luận tạng, sau nầy mang về Trung Quốc. 

Tại Kashmir, Ngài đã tìm ra được nguyên bản các bộ kinh dưới đây: 

 -- Trường A Hàm,

- . Trung A Hàm,

 -- Tạp A Hàm,

 -- Tăng Nhứt A Hàm,

 -- Tiểu A Hàm. 

Các Luận thì gồm có: 

 -- Dhamma-Sanghani (Phân lạo các pháp),

 -- Vibhanga (Những tiết mục phân biệt),

 -- Dhatukatha (Luận giải về các nguyên tố đại thuyết),

 -- Puggala Pannatti (Nhơn thi thuyết chỉ dành các cá tính),

 -- Kathavathu (Tiểu sự),

 -- Yannaka (Song đối thuyết),

 -- Patthana (Nhơn quan, tương quan thuyết). 

Tại Kashmir, Ngài thọ giáo với một vị Cao Tăng quảng bác là ngài Maha-Yanist 70 tuổi, để tham luận về tinh túy truyền thống Phật Giáo (Maha-Yanist được các nhà nghiên cứu lịch sử xem như là lý luận gia bậc nhất tại Ấn Độ vào thế kỷ thứ bảy). 

12.- Dọc Sông Hằng 

Từ vùng Kashmir, ngài Huyền Trang đi về phía đông nam, thượng lưu sông Hằng (Gange). Ngài bắt đầu tìm thấy những con người dân xứ Phật hiền hòa, ảnh hưởng của nền văn minh phong phú tối cổ. 

1.- Thoạt tiên đến Sakala: 

Sakala còn gọi là nước Sialkot, vùng chịu nhiều ảnh hưởng của Hồi Giáo. Trong những cuộc tranh chấp dài đằng đẳng trong lịch sử tôn giáo Ấn Độ. Lúc đó quốc vương Sakala thuộc quyền cai trị chuyên chế của vua Mahirakula (còn có tên là Mihirakula). Cuộc tranh chấp thực ra thì chỉ do những kỳ thị của một số cuồng tín, ngài Huyền Trang đã chứng kiến cảnh đó. Trong một thời gian lưu lại thủ đô Sakala, ngài cũng cố gắng khuyên can tín đồ Phật Giáo và Bà La Môn cần nhẫn nhục. 

Sakala, còn là quê hương của nhà hiền triết lừng danh cách đó hai thế kỷ: Đó là Vasubandhu, Huyền Trang đến chiêm bái và tìm hiểu những quan điểm nhận thức tôn giáo Vasubandhu, ít ra là trên lãnh vực phương pháp luận đông phương. 

b.- Rời Sakala, ngài đến Cinabkukti (633): 

Đời sống ở đây chuyên về hai nghề: Săn bắn và chăn nuôi. Trình độ văn hóa chưa được mở mang nhiều. 

Khi đi ngang qua con đê ở vùng Beas, thì bị bọn thảo khấu bắt giữ trong một thời gian ngắn. 

Trong tập Tây Du Ký có thấy một đoạn: 

- Cinabhukti (dịch là Chiên Bá Lý) là một tiểu quốc còn phôi thai. Chưa được hấp thụ nền văn hóa Ấn Độ. Họ thiên về Đa thần giáo. Hầu hết cúng tế, cầu đảo theo óc mê tín, lối dị đoan. Họ theo Phù chú giáo. Vì vậy, họ chưa hiểu gì mấy về tư tưởng và tổ chức Phật Giáo. (trang 242). 

Cũng may, Ngài gặp được một nhân vật trí thức nghiên cứu về Bà La Môn Giáo và thỉnh cầu Huyền Trang giảng thêm giáo lý căn bản của đạo Phật. Ngài lưu lại một tháng và cố công truyền đạt giáo lý Phật Đà cho một số người. 

c.- Mathara, ánh sáng Phật Học (634): 

Đến năm 634, Ngài trở về Cinbabhakti, khi đi về Jalandhara, đi đến trung tâm Phật Giáo Mathara. 

Mathara là một đô thị cổ. Dân chúng ở đây có trình độ văn hóa khá cao. Phật Giáo phát triển rất mạnh. Theo truyền thuyết, vào đầu công nguyên thì tại Mathara đã có những cơ sở ấn hành kinh điển chính của đạo Phật.

Ngày nay, các nhà sử học và xã hội học, cổ sinh vật học đã khai quật rất nhiều chứng liệu về văn hóa Phật Giáo thời ấy. 

Huyền Trang đã bỏ ra nhiều thì giờ để đi khảo sát và chiêm bái vùng nầy. 

Ghi Chú: (1) Hiện nay, tại vùng cổ viện quốc gia Tân Đề Ly, thủ đô của Ấn Độ, còn lưu trữ rất nhiều tài liệu về văn hóa, nghệ thuật của Mathura. Một cuốn sách cổ của địa phương có ghi chép lại cuộc hành hương của ngài Huyền Trang năm 634 tại vùng nầy.   

13.- Nguồn Sử Liệu Huyền Trang 

Trên một khía cạnh khác, tập Đại Đường Tây Du Ký của ngài Huyền Trang còn mang tính chất lịch sử. 

Thời đại đó, Phật Giáo suy yếu. Bà La Môn và Ấn Độ Giáo có ảnh hưởng lớn. Giặc Hung Nô tàn phá nhiều di tích Phật Sử. Triều đại Gupta, đóng một vai trò chủ yếu trong việc đưa Bà La Môn Giáo để chế ngự các tôn giáo khác. Đó là đề cương sử liệu nầy, về phương diện sử liệu. 

Về niên biểu: 

 -- Triều đại Maurya (317 trước Tây lịch),

 -- Vua A Dục (268 – 232 trước Tây lịch),

 -- Sự xâm lăng ngoại nhân (180 trước Tây lịch),

 -- Đế quốc Kushana (129 – 152 sau Tây lịch),

 -- Triều đại Gupta (thế kỷ thứ tư),

 -- Các vương triều phân hóa (thế kỷ thứ sáu),

 -- Hồi giáo xâm nhập (thế kỷ thư 11).  

Chứng tích sự suy thoái: 

Một đặc điểm nổi bật nhất trong Tây Vức Ký là trình bày về tình trạng chính trị và xã hội trong thời ngài Huyền Trang đi thỉnh kinh và chiêm bái.  

*.- Sự suy thoái của Phật Giáo sau thời đại Gupta: 

Triều đại Gupta: Khởi đầu từ năm 320 đến hết thế kỷ thứ tư. Triều đại nầy do nhà vua Chadra-Gupta sáng lập (Cai trị nước Magada) suốt thế kỷ thứ nhất và thứ hai sau công nguyên. Tại Ấn Độ đã có hai đế quốc: 

 -- Đế quốc Kasana (Quý Sương), 

 -- Đế quốc Andra. 

Đế quốc Kasana bành trướng vùng Tây Bắc Ấn. Trong khi đó thì đế quốc Andra hoành hành tại các quốc gia trù phú Đông Nam Ấn. Nhưng đến vào khoảng thế kỷ thứ ba (dương lịch) thì cả hai đế quốc nầy đều bị suy thoái. 

Có nhiều nguyên nhân, nhưng vấn đề chủ yếu là chính sách cai trị hèn kém và độc đoán. Nhơn cơ hội đó, các tiểu bang của cả hai vùng ùn ùn nổi dậy, tổ chức kháng chiến, và dần dần nắm lại chủ quyền. Tuy nhiên, các triều đình mới lập vấp phải các nhược điểm khác. 

Trong số các tiểu bang nầy, riêng có nước Magada, do vị vua Sandra-Gupta cai trị là kịch liệt nhất, trên nhiều lãnh vực (Theo tài liệu L’Inde Classique - Xuất bản năm 1947 – 1953, trang 218 và 219). 

Vua nầy có một quân đội vô cùng hùng hậu, một đội hải thuyền rất mạnh mẽ. Dần dà, triều vua Gupta đã đánh dẹp các tiểu bang lân cận. Giang sơn thâu về một mối. 

Suốt thế kỷ thứ tư, triều đại Gupta ta trị vì được xem là một triều đại huy hoàng nhất trong công cuộc phát huy nền văn hóa cổ điển Ấn Độ. 

Đối với sự tiến bộ nầy, nền khoa học phôi thai, như số học và thiên văn học, cũng phát triển mạnh mẽ. 

*.- Vào thế kỷ thứ năm, Ấn Độ bị Hung Nô tràn vào xâm chiếm. Đất nước gặp cơn tao loạn triền miên. 

*.- Đến thế kỷ thứ sáu, Ấn Độ lại bị cảnh qua phân trầm trọng, các thế lực cũng yếu dần.  

*. Cơ cấu quốc gia:

Vào triều đại Gupta, tài liệu trên (của Huyền Trang) đã nêu lên những nét đặc trưng như sau: 

 -- Quốc gia theo chế độ trung ương tập quyền. 

Các tiểu bang nầy thuộc và chịu theo mệnh lệnh của trung ương. Tuy nhiên, họ lại được toàn quyền điều lý nội bộ. Quan lại, viên chức của mỗi tiểu bang cũng được tuyển chọn, theo quyền hạn của các chính quyền địa phương. 

 -- Độc quyền thế tập (Cha truyền con nối)

Một đặc quyền khác là tại các tiểu bang nầy, không những các vị quốc vương, mà cả đến các quan lại (cao cấp hay hạ cấp) viên chức các ngành đều xử dụng độc quyền thế tập của mình. Cắt nghĩa lý do nầy, các nhà nghiên cứu cho rằng: Rõ ràng đây là ảnh hưởng sâu đậm tinh thần của Bà La Môn Giáo (về giai cấp). 

Theo quyền hạn nầy thì: Cấp bực cao thấp mỗi người, không phải do tài năng của chính mình, mà lại là do tập quán trật tự xã hội của mỗi giai cấp. 

Tôn Giáo: 

a.- Bà La Môn Giáo: Nguyên nhân chính đưa trật tự xã hội Ấn Độ trở lại chế độ giai cấp là do Bà La Môn Giáo hưng thịnh. Lúc nầy, Bà La Môn Giáo đã trở thành một quốc giáo, với đầy đủ ý nghĩa của nó. Tôn giáo nầy lúc ấy có nhiều đặc quyền: 

*.- Quảng bá giáo lý trong xã hội, 

*.- Tổ chức xã hội theo tiêu chuẩn trong kinh điển. 

Hơn thế nữa, khi Bà La Môn Giáo hưng thịnh, các tôn giáo khác như Ấn Độ Giáo cũng phải tùng phục theo. Họ chịu chi phối để hội nhập vào mọi hoạt động tinh thần. Ví dụ: Giáo lý, thần thuyết, tập tục, sinh hoạt, ... Cho đến tất cả những hình thức xã hội nầy cũng dần dà khuôn rập theo Bà La Môn Giáo. 

Vì những lý do kể trên, cho nên, phong thái Bà La Môn Giáo lúc nầy càng mạnh hơn bao giờ hết.

Một khía cạnh khác cũng đáng lưu ý. 

*.- Càng ngày, theo cái đà phát triển thần quyền và chính quyền như thế, giới chức của Bà La Môn Giáo đã nắm vững hơn, các quyền uy chi phối quốc gia của mình, dựa trên nền tảng phân chia giai cấp (nhất là Tăng Lữ) đến mức độ thật chặt chẻ. Dĩ nhiên, các chức sắc của Bà La Môn Giáo ở khắp các địa phương cũng đã lợi dụng thời cơ và uy thế của mình, đã xạy cất thêm nhiều đền đài quy mô, tráng lệ. Về văn học nghệ thuật cũng vậy. Giới trí thức phải bắt chước theo học phong và văn phong của Bà La Môn Giáo. 

b.- Phật Giáo, Kỳ Na Giáo: 

Trong khi Bà La Môn Giáo và Ấn Độ Giáo (ly khai) được củng cố bao nhiêu, trái lại Phật Giáo và Kỳ Na Giáo bị phân hóa, biến chất thêm nhiều bấy nhiêu. 

*.- Suy thoái: Trên bình diện tổ chức, hai tôn giáo nầy vẫn cứ giữ lấy mức sinh hoạt điều hòa, kỳ thực ra, thực chất của nó thì đang ở trong tình trạng suy thoái. 

*.- Tha hóa: Trước sức mạnh của Bà La Môn Giáo, các học phái cũng tựa vào tôn giáo nầy, dùng làm trọng tâm, xây dựng, trước tác, lập ngôn, ... Và đó cũng là đề tài giảng huấn cho các tín đồ của mình. 

Cứ theo đà tiến triển đó, ảnh hưởng của Bà La Môn Giáo và Ấn Độ Giáo đã tạo cho toàn dân Ấn Độ một nếp sống, một nền luân lý khác biệt, có tính cách phân chia giai cấp rõ rệt. 

*.- Thực Lợi Luận: Thực Lợi Luận là một đường lối chính trị của triều đại Gupta.

Đường lối nầy, trên nguyên tắc căn bản, dựa vào tinh thần của Bà La Môn Giáo và Ấn Độ Giáo. 

Tây Vức Ký có chép: 

- Căn cứ vào sách vở của Ấn Độ lưu hành, thi Thực Lơọi Luận có hai công năng:  

*.- Tổ chức và điều hành theo guồng máy hành chánh. 

*. Duy trì trật tự công cộng, đồng thời, đàn áp chống đối các chủ trương đối nghịch. 

Thực Lợi Luận đã dựa vào những bộ luận vốn đã có từ trước, rồi đem san định lại, và dung hòa cách nào cho thích hợp với hoàn cảnh sinh hoạt xã hội và chính sách cai trị đương thời. 

Các loại sách của Thực Lợi Luận nầy vẫn được các triều đại kế tiếp áp dụng như là một phương châm để trị nước. Mãi đến khi Hồi Giáo (Mohamed) xâm nhập vào đất Ấn, đầu thế kỷ thư 11, do vua Sulta Mahmud trị vì, thì chính sách nầy bị cải cách bớt một vài phần.  

16.- Ngài Huyền Trang Vào Đất Tây Ấn 

a.- Di tích và Phật Tháp (Thời đại Kaniska): 

Phật giáo là một kỳ quan của Ấn Độ và cũng là một công trình kiến trúc Phật Giáo lớn. 

Công trình xây dựng nầy phải nói là do Kaniska (vào thế kỷ thứ hai sai Tây lịch) điều động với tất cả những cố gắng triền miên. 

Tây Vức Ký chép: 

- Từ khi nhà vua Kaniska quay về với Phật Giáo, Ngài đã dốc lòng hộ trì chánh pháp. Ngài đã tận dụng tất cả những khả năng, uy quyền, tài lực và vật lực trong công cuộc hoằng dương chánh pháp. Đối với chư Tăng, ngài một mục tôn kính. Chính ngài Mã Minh và Hiếp Tôn Giả đã dùng giáo pháp vi diệu để cảm hóa ngài.

Sau nầy, hai công trình lớn lao đối với tiền đồ Phật Giáo ở Lamkapa thời đại trung cổ là: 

*.- Phật Tháp (Ở Phú Lâu Xa Bộ Na). 

*.- Cuộc Kết tập Kinh điển lần thứ tư. 

Phật tháp cao vào khoảng Bốn mươi trượng, tọa lạc tại Phú Lâu Xa Bộ Na, Phật tháp nầy không những lừng danh khắp năm xứ Ấn Độ như là một Phật tích độc nhất vô nhị, mà trong thời đại ngày nay (thế kỷ 20) cũng đã được ca ngợi là rất giá trị, nhiều nét đặc thù. 

Vua Kaniska đã cống hiến cho việc kiến tạo Phật tháp với tâm vị tha của Ngài, cho thời đại và cho mai hậu nữa. Ngôi Phật tháp nầy rất kiên cố, vĩ đại trong kim cổ kỳ quan. 

b.- Peshawar, di tích Phật sử: 

Ngài Phật tháp ra, Peshawar còn là di tích lịch sử, đáng ghi nhớ nhất là việc Kết tập Kinh điển lần thứ tư. 

Tây Vức chép: 

*.- Căn cứ theo truyèn thuyết và căn cứ theo nhữg tài liệu đã thành văn, vua Kaniska rất say mê, mến chuộng tìm tòi, nghiên cứa triết lý Phật Giáo. 

Vua thường cung thỉnh các vị Cao Tăng đạo hạnh, vào kinh đô để cúng dường và khai thị yếu pháp. 

Một ngày nọ, nhà vua lấy những điểm giải đáp khác nhau của các vị Cao Tăng, để trình bày với các bậc trưởng giả. Lúc đó, có ngài Hiếp Tôn Giả (Parsika), lưu lại tại cung. 

Vua Kaniska thưa: 

- Bạch Ngài, con xin biết cách nào để phân biệt các tôn giáo? 

Ngài Hiếp Tôn Giả đáp: 

- Từ khi đức Như Lai diệt độ cho đến nay, thơi gian đã khá lâu, các hàng môn đệ ai cũng cho rằng tông phái của mình là đúng, tông phái khác là sai. Đó là nguồn gốc của sự phân chia. 

Vua lại thưa: 

- Bạch ngài, vậy xin Tôn giả suy nghĩ một phương thức nào, để sớm cứu vãn sự phân hóa ngày càng phức tạp ấy. 

Ngài Hiếp Tôn Giả:

 - Chỉ có cách là Kết Tập Tam Tạng Kinh Điển. Tổ chức có quy cũ, hẳn hoi. 

Nhà vua nghe xong, lấy làm hoan hỷ, tán thành kết tập kinh điển (lần thứ tư). 

15.- Ngài Huyền Trang Viếng Giới Nhật Vương 

Giới Nhật Vương (Harsa-Siladitya) là một triều vua lớn nhất ở Bắc Ấn vào thế kỷ thứ bảy (Vào khoảng 606 – 647), chấn hưng vùng nầy sau một thời gian dài bị ngoại xâm.  

Sử Ấn Độ chép rằng (theo ngài Huyền Trang): 

- Triều đại Gupta chỉ vững chắc suốt một thế kỷ dài. Cho đến những năm cuối cùng của thế kỷ nầy, người Hung Nô ở phương bắc trên đà bành trướng mạnh mẽ, đã đưa quân vào xâm lăng. Và đén tháng 09 năm 482, người Hung Nô thực sự đặt nền tảng cai trị ở miền Tây Bắc Ấn. Cuộc xâm lăng nầy đã làm đảo lộn luôn cả một hệ thống văn hóa, xã hội, tín ngưỡng cổ truyền Ấn. Tình trạng bi đát nầy đã kéo dài gần nửa thế kỷ. 

Năm 533, một số nhà ái quốc đã hợp lực với vua Yasodharma (pháp tánh) khởi binh, tổ chức cuộc chiến đấu suốt hai năm. 

Cuối cùng, cũng được thành công và đưa xứ sở đến một tinh thần khác. 

Khi người Hung Nô rút lui, cũng chính là lúc mà Ấn Độ gặp cảnh qua phân mãnh liệt nhất trong lịch sử Ấn. Cảnh thập nhị sứ quân, biên thùy một cõi hiên ngang, mạnh ai nấy chiếm. 

Trong thời gian đó, Giới Nhật Vương giấy lên cuộc trung hưng. Giới Nhật Vương tiếp đón ngài Huyền Trang với tinh thần của một vị ái mộ tôn giáo và văn hóa. Nhân dịp nầy, vị chiêm bái Trung Hoa đã trình bày những nét đặc thù về phong tục, chính trị, xã hội và kể cả những tôn giáo cổ truyền của Trung Hoa cho Giới Nhật Vương nghe. 

Chủ nghĩa nhơn trị và pháp trị là đề tài về thuật trị nước mà Giới Nhật Vương đã tham khảo sâu sắc nhất. (Phỏng theo tài liệu A History of Indian Philosophy – 1922).  

Còn căn cứ vào tài liệu của Tây Vức Ký thì: 

- Giới Nhật Vương lại là một nhân vật uyên bác về cả lãnh vực văn học lẫn nghệ thuật cổ điển nữa. Dưới quyền lãnh đạo quốc giavà lề lối kết tụ nhơn tài, nhiều học giả đương thời đã cộng tác thật đắc lực. Số số các bậc văn tài của hội Tao đàn, có nhà thi hào Bana, tác giả tập Harsa Vương Hành truyện, tức là Harsa-Carita. Nhà vua cũng lại là những thiên hùng ca và những bản hí kịch. (Các đề mục chỉ còn thấy ghi dẫn trong cuốn Đại Đường Tây Du Ký). 

16.- Các Giả Thuyết Về Giòng Họ, Thân thế

Của Ngài Huyền Trang Theo Tây Du Ký 

a.- Thời đại:  

Tây Du Ký (ngoại truyện) có ghi chép về thân thế giòng họ của ngài Huyền Trang vào thời Đại Đường như sau: 

* Thành Trường An (Lâm An phủ), thuộc địa phận của tỉnh Hiệp Tây. Các triều đại như: Hàn, Ngụy, Triệu, Yên, Tề, Tấn Sở, ... đều lập kinh đô tại Trường An. Với ý nghĩa danh xưng nầy là mong muốn cho quốc gia luôn luôn được thái bình, thịnh trị. 

Trong địa lý nhân văn chép: 

- Xứ ấy bao gồm ba châu, đất đai phì nhiêu, thuộc châu thổ sông Hoàng Hà, sử cũ thì cho rằng:

Trên bờ hoa mọc như gấm thêu,

Dưới sông, tám dọp hợp lưu, thuyền bè quanh năm tấp nập. 

Thị tứ dân cư đông đúc, không nơi nào sánh kịp. Lúc đó, Đường Thái Tông (Thế Dân) trị vì, niên hiệu Trình Nguyên năm thứ mười ba (Ất tỵ). Nước nhà sống trong cảnh thanh bình, an cư lạc nghiệp. Các tiểu quốc hàng năm có đến triều cống. 

Nhơn ngày trung nguyên, vua Thái Tông lâm triều, bá quan văn võ chầu chực tấp nập.  

Thừa tướng Ngụy Trưng tâu: 

- Nay thiên hạ thái bình, tám phương tùng phục. Xin bệ hạ ban chiếu chỉ, mở khoa thi, kén chọn người tài đức ra giúp nước. 

Đường Thái Tông phán: 

- Ý kiến đó rất xác đáng, hợp với ý trẫm. 

Nhà vua liền truyền tống bản văn rao khắp 45 tỉnh, 165 châu rõ biết để những kẻ thập niên đăng hỏa lai kinh ứng thí. 

b.- Dòng dỏi: 

Khi ấy, tại quận Hải Châu thuộc vùng duyên hải Hoa Bắc, có một Nho sinh họ Trần, tên Quang Thụy, nghe được có tin khoa thi tam giáp, về nhà xin phép với thân mẫu là Trương Thị rằng: 

- Nay Thánh Thượng đã tư khắp bốn phương, mở khoa thi tại Trường An, con theo đòi kinh sử, nên muốn vè kinh để ứng thí. Nếu may mắn nhờ ân đức tông đường, được vinh quy, thì cũng đáng rạng danh tổ tiên. 

Bà Trương Thị: 

- Con cũng đã trải qua mười năm đèn sách, chuyện lại kinh ứng thí là một cơ hội tốt. Tuy nhiên, từ Hải Châu lên Trường An, đường sá xa xuôi, nên thận trọng, dè dặt. Nếu được phước nhà, mà đỗ đạt, thì về ngay cho mẹ hay. 

Trần Quang Thụy vội vả lên đường, cho kịp dự thi. 

Trong ba kỳ thi hạch, Trần Quang Thụy đều được thông suốt. 

c.- Gieo cầu: 

Khi trên đường về, Quang Thụy đi ngang qua cửa ngõ Thừa tướng Ân Khải Sơn, thì bị trái cầu rơi ngay trên mão (gieo cầu kén chồng). Nguyên Ân Thừa tướng có một người con gái tên là Ôn Kiều, hiệu là Mãn Đường Kiều, dung nnhan tuyệt hảo. Nàng Ôn Kiều biết chàng Tân trạng tài ba và hiền hậu. Thừa tướng cho mời Quang Thụy vào tư dinh, gã tiểu thư cho tân trạng. Vợ chồng làm lễ xong, thì nhà vua xuống chiếu chỉ cho mời vào triều. 

Vua Đường Thái Tông phán hỏi các quan ngự sử của triều đình: 

- Trần Quang Thụy đỗ tân khoa, vậy phải bổ nhậm chức vị gì cho xứng đáng tài năng? 

Thừa tướng Ngụy Trưng tâu: 

- Tại Giang Châu đang khuyết một vị Tri Châu. Cúi mong Bệ hạ bổ nhiệm chức vị ấy cho tân trạng. 

d.- Nhậm Chức: 

Sau khi đại đang khoa (thi đỗ) và tiểu đang khoa (có vợ) Quang Thụy về nhà thăm và tin cho mẹ hay. Trương Thị lấy làm vừa lòng lắm. 

Kế đến, ông ta lên đường trấn nhậm, mang thân mẫu và vợ cùng theo. Nhưng lúc ấy, bà Trương Thị tại bệnh, Quang Thụy phải ở nhà cung phụng thân mẫu một thời gian ngắn. Một sáng nọ, có người chài lưới mang cá vào bán. Thụy gọi vào mua để nấu cháo cho mẹ ăn. 

Bỗng thấy con cá nháy mắt, ông thầm nghĩ: 

- Theo truyền thuyết, con cá, con rắn mà nháy mắt, không phải là vật tầm thường. 

Ông liền hỏi người đánh cá: 

- Ông bắt vật nầy tại đâu? 

Ngư ông trả lời:

 - Tại Hồng Giang, cách đây mười lăm dặm. 

Mua xong, Trần Quang Thụy liền phóng sanh, rồi vào tâu với mẹ hay. Trương Thị khen: 

- Phóng sanh là tạo phước đức cho mình. Mẹ rất vui mừng về việc làm của con. 

Trong những ngày ở nhà để phụng dưỡng lão mẫu, nhưng bà vẫn không khỏi bệnh, cho nên Quang Thụy thưa với mẹ rằng: 

- Việc quốc gia rất cần kíp, con định sáng ngày mai lên đường trấn nhậm ở Giang Châu. 

Trương Thị đáp: 

- Trong mình mẹ, bệnh thì vẫn chưa thuyên giảm, đành phải lưu lại ít ngày. Hai vợ chồng con cứ lên đường đi trước, để phó nhậm cho đúng kỳ. Sang mùa thu, khí trời thuận hòa, con trở lại đưa mẹ về Giang Châu. Trần Quang Thụy vâng lời, chuẩn bị lên đường. 

e.- Trần Quang Thụy bị hại: 

Trên một hành trình lâu dài, chẳng bao lâu, hai vợ chồng cùng chú tiểu đồng theo hầu đã đến bờ sông Giang. 

Khi ấy, có chiếc đò xuối, có hai tên Lưu Hồng và Lý Bưu đưa rước.  

Quang Thụy mướn đò dọc Hồng Giang. Khi Lưu Hồng thấy Ân Tiểu Thư nhan sắc khuynh thành, nên nảy ra thâm ý, tìm cách cưỡng đoạt. Lưu Hồng liền bàn tính với Lý Bưu, chèo đến nơi thanh vắng, lúc hoàng hôn xuống thì neo thuyền đậu lại. Nửa đêm, Lưu Hồng giết chết tiểu đồng, rồi đập chết Quang Thụy, quăng thây xuống sông. Ân Ôn Kiều khóc lóc rất thảm thiết, toan nhảy xuống sông, chết theo chồng. 

Lưu Hồng ngăn lại: 

- Nàng phải chấp nhận lấy ta, bằng không sẽ chặt làm hai lúc. 

Ôn Kiều nghĩ rằng: Mình đang mang thai, nếu chết đi, lấy nối dõi tông đường cho họTrần; nên đành miễn cưỡng ưng thuận, chờ ngày sinh đẻ. 

g.- Báo ân, Báo oán: 

Lúc Lưu Hồng lấy áo mão của Trần Quang Thụy, lấy chiếu bổ nhậm, giả danh đưa Ôn Kiều đi, đến làm Tri Châu ở Giang Châu. 

Giai thoại chép rằng: 

- “Xác Trần Quang Thụy và Tiểu Đồng trôi theo dòng sông. Ngay trong ngày đó, quỷ Dạ Xoa nhơn đi tuần tiểu trên sông, đến vùng sông Hồng Giang gặp được hai xác nầy, liền trở về đền báo cho Long Vương biết.”. 

Vua Long Vương cho mang xác ấy lại và bảo rằng: 

- Người nầy, chính là kẻ ta đã mang ơn (Long Vương chính là con cá chép đã bị ngư phủ bắt, được Qaung Thụy mua về và được phóng sanh). 

Thói đời, mang ơn thì phải trả ơn. Tức thì, vua Long Vương sai quỷ Dạ Xoa đến Hồng Châu, gặp Thành hoàng, thổ địa phải lấy hồn vị trạng nguyên ấy. 

Hồn Quang Thụy được mang về, trình bày âm mưu của bọn Lưu Hồng giết mình để đoạt vợ cho vua Long Vương nghe. 

Để đền ơn, vua Long Vương liền cạy miệng tử thi lấy hạt châu định nhãn bỏ vào. Công dụng của hạt châu nầy làm cho tử thi tươi mãi, không rã, chờ mãn hạn, cho sống lại để báo cứu. 

Long Vương bảo: 

- Hồn của ông sẽ ở lại đền, để nhận chức việc. 

h.- Huyền Trang ra đời: 

Lưu Hồng đưa Ôn Tiểu Thư mượn danh đi nhậm chức ở Giang Châu. Nhờ tài giảo hoạt nên đã không bị trở ngại trong bước đầu. 

Mấy tháng trôi qua, một hôm Lưu Hồng có công sự phải đi xa. Ôn tiểu thư ở nhà, lòng nhớ chồng cũ khôn nguôi, phần thì thương mẹ chồng đang bệnh nặng không ai săn sóc, thuốc thang. Nàng đang mang thai, sắp đến ngày sanh nở. Bỗng nhiên, mặt mày sa sầm, nàng liền té ngã bất tỉnh nhơn sự. Trong khi mơ màng, bỗng có tiếng nói: 

- Mãn Đường Kiều ơi! Ta là sao Nam Cực, vâng lệnh đức Quán Thế Âm Bồ Tát, đem cho nàng nghiệp lớn cho đạo cho đời. Nếu tên Lưu Hồng về tới, chắc nó sẽ giết đứa bé. Vậy nàng phải hết sức bảo hộ. Còn chồng nàng là Trần Quang Thụy, đã gặp Long Vương cứu lấy phần hồn. Vì vậy, sau nầy, vợ chồng, cha con sẽ được đoàn tụ. 

Khi Ôn tiểu thư tỉnh dậy, thì nàng sinh được một trai. Lòng nàng lo sợ, không biết lo liệu làm thế nào cho đứa con được an toàn.  

Lưu Hồng về đến nhà, thấy đứa bé đòi đem giết đi. 

Ôn Kiều vội vả đáp: 

- Thôi được, ta sẽ ném đứa bé xuống sông. 

Tối hôm ấy, khi Lưu Hồng vừa ra khỏi nhà, Ôn tiểu thư liền cắt ngón tay lấy máu, viết một lá thư, ghi rõ tên cha, tên mẹ đứa bé. Kể mọi ngọn ngành, rồi cắt đứt nửa ngón chân út của đứa bé để làm dấu. Bà đem bỏ đứa con vào chiếc bè nhỏ, thả trôi sông. Nàng khóc than thảm thiết rồi từ biệt con. 

i.- Ngài Huyền Trang tu học: 

Chiếc bè theo dòng nước trôi mãi. Chẳng bao lâu chiếc bè trôi dạt vào cửa chùa Kim Sơn. Vị Trú trì chùa nầy là ngài Pháp Minh Hòa thượng, vốn bậc chơn tu. Ngài đang tọa thiền, bỗng nghe tiếng đứa bé khóc, liền tiền đến cổng chùa, kế bờ sông, rồi vớt đứa bé lên. 

Ngài nhận thấy phong thư kể rõ sự tình, liền ẵm vào chùa. Hòa thượng lấy tên con sông là Giang Lưu để đạt tên cho đúa bé (Ý nói trôi theo giòng sông). Hòa thượng nhờ một thí chủ nuôi nấng đứa bé. (Tức ngài Huyền Trang sau nầy). 

Lúc lên 18 tuổi, Hòa thượng thí phát, quy y cho mình, tính tình khiêm tốn, đièm đạm. Huyền Trang miệt mài theo kinh sách, không bao giờ lơi niệm tu hành, cũng như nghiên cứu. 

Ngài nổi tiếng là nhà tu uyên bác, luôn luôn khảo cứu, tìm đén uyên nguyên. Ngài lại tìm học chữ Sanskrit, với mơ ước sau nầy sẽ tìm học cho được chính bản kinh từ Ấn Độ. 

Trong cuốn Histire de la Philosophy Chinoise, nhà sử học Margouiliès có chép: 

- “Ngài Huyền Trang nổi tiếng là một bậc tinh thông Phật học, nhất là Nhon minh học. Ngài kế thừa Vô Trước và Thế Thân trên lãnh vực Duy thức học và môn Tâm lý học Phật giáo.”.  

17.- Phân Tích Về Tây Du Ký 

So Sánh Tây Du Ký và Tây Vức Ký: 

Cuộc hành hương thỉnh kinh, học hỏi và chiêm bái của ngài Huyền Trang rất được lịch sử ghi chép, vừa chính sử và vừa huyền thoại. Chính sử dành cho giới trí thức. Huyền thoại dành cho giới bình dân. 

Tuy vậy, cả hai cùng một ý nghĩa: Nói lên sự kiện cương quyết, chịu đựng và niềm tin vô bờ bến của Ngài. Chúng ta có thể tìm thấy một vài điểm khác nhau: 

a.- Về lý do thỉnh kinh: 

Trong Tây Vức Ký lý do chính của cuộc thỉnh kinh là tìm về nguyên bản kinh, ngõ hầu tránh các lối suy diễn khác nhau, để bổ khuyết cho nhau về những sự thiếu sót.

Trong Tây Du Ký, thì đức Phật nói cho các đệ tử rằng:

- Ta muốn cho Kinh về Đông Độ (tức Trung Hoa), vì dân chúng ở đây ngu dại, không hiểu giá trị đích thực của Phật Giáo, chẳng biết kinh Du Già chánh tông. Cần một người tài phép giỏi qua Đông Độ khuyến dạy chúng sanh. Công đức ấy cao như non. 

Một đằng là do ý thức của vi Cao Tăng, một đằng khác là nỗi ưu tư chung vì đạo pháp phù trầm.  

Xét cho cùng, ý niệm cao nhất cũng không ngoài Chấn Hưng Phật Giáo. 

b.- Nhận vật về Huyền Trang: 

*.- Trong Tây Vức Ký: Ngài Huyền Trang trước theo Nho học, sau nhờ ảnh hưởng của người anh (Tăng sĩ) và thuận duyên học Phật thời Hậu Tùy, nên xuất gia. 

*.- Trong Tây Du Ký: Cha Ngài lúc đi trấn nhậm, thì bị tên lái đò ám hại. Mẽ Ngài, vì hy sinh cho con, chờ sinh nở nên nhận lấy kẻ thù làm chồng. Tên chồng nầy muốn giết Huyền Trang, nên mẹ ngài thả Ngài xuống sông, may được trôi dạt vào chùa Kim Sơn. 

c.- Về cuộc hành trình: 

*.- Trong Tây Vức Ký: Cuộc hành trình trên Mười lăm năm, băng qua nhiều quốc gia, Ngài độc hành gặp phải trăm đắng ngàn cay, gian tân khổ khuất. Nhiều lúc Ngài phải ngủ trong rừng rậm, đói khát trăm bề, bệnh hoạn liên miên tưởng chừng như mtấ mạng. Rồi cuối cùng, Ngài cũng được đến xứ Phất. Tài liệu là cả một kho tàng lịch sử, địa lý, nhân văn, phong tục, xã hội thật độc đáo; giúp cho khoa sử học ngày nay và cuộc bành trướng ngày xưa. 

*.- Trong Tây Du Ký: Cuộc du hành của Bốn thầy trò: Đường Tam Tạng (tức Huyền Trang), Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Tăng ngang qua nước Bửu Tượng, nước Ô Kê, nước Tỳ Khưu, nước Diệt Pháp và quận Phong Tiên, châu Ngọc Hoa. Hành trình dài Mười tám ngàn dặm, suốt Mười bốn năm lặn suối, trèo đèo, gặp yêu, gặp nạn. 

Ra đi ngày Rằm tháng chín, niên hiệu Đường Trinh Quán thứ mười ba. Trở về năm Trinh Quán thứ hai mươi bảy. 

d.- Phiên dịch: 

*.- Theo Tây Vức Ký (và các sử liệu khác): Khi trở về, ngài Huyền Trang còn phải bỏ công ra dịch thuật niều bộ kinh rất giá trị, nhất là Duy thức luận của các ngài Long Thọ, Mã Minh, Vô Trước và Thế Thân. Do đó, Ngài đã trở thành vị kế thừa của những vị đã khai sáng Duy thức tông ở Ấn Độ; và ảnh hưởng vô cùng lớn lao đối với tông phái nầy ở Trung Hoa, Nhật Bản, Việt Nam và khắp vùng Đông Nam Á (theo 2500 years of Buddhism). 

*.- Theo Tây Du Ký: Khi ngài Huyền Trang từ Ấn Độ về, vua Đường Thái Tông và triều thần ra đón tiếp cực kỳ trang nghiêm. Ngài thuật lại quá trình qua Tây Trúc, vô vàn chướng ngại và luôn luôn được Bồ tát Quán Thế Âm hộ trì. Và, thỉnh 5,048 cuốn, thuộc Ba mươi lăm bộ chánh kinh. 

Tuy nhiên, khi vua mời Ngài thuyết pháp, vừa mới đăng đàn thì ngài Huyền Trang viên tịch. 

Bài Tán Ngài Huyền Trang 

Của Vua ĐƯỜNG THÁI TÔNG

Xuất xứ: 

Theo các tài liệu lịch sử và văn học hiện đang lưu hành, khi ngài Huyền Trang trở về Đông Độ, vua Đường Thái Tông có làm một bài tán thán công đức đối với ngài như sau: 

Cơ tạo hóa đổi dời chẳng xiết,

Mây âm dương biến hóa không cùng.

Đạo Phật nói phần hồn,

Đạo Nho nói phần xác,

Khổng Tử luận mặt trước,

Đức Phật luận đời sau.

Đạo Nho dạy tam cương, ngũ thường,

Đạo Phật dạy tam quy, ngũ giới.

Đạo Nho luận Chính đại,

Đạo Phật luận U minh,

Đạo Nho luận sanh,

Đạo Phật luận tử.

Đạo Nho cũng cấm làm điều dữ,

Đạo Phật thì dạy làm việc lành.

Đạo Nho cấm tranh dành,

Đạo Phật dạy thanh tịnh.

Đạo Nho dạy:

Tu nhơn, hành nghĩa, thủ nghĩa, dụng trí, thủ tín,

Đạo Phật cấm:

Du đạo, tà dâm, tửu nhục, vọng ngữ, sát sinh.

Theo đạo Nho, thì được tiếng, được danh,

Theo đạo Phật thì thành thần, thành Phật.

Đạo Nho thì cứ phép vua làm thật,

Đạo Phật vâng phép Phật làm bằng.

Đạo Phật lấy địa ngục làm răn,

Đạo Nho cứ nhơn luân làm trọng.

Trong sách Nho đã rộng,

Mà kinh Phật càng nhiều.

Tại Tây phương, kinh biết bao nhiêu,

Hiềm Đông Độ, lạc đường lắm lúc.

Biếng tham sãi tục,

Khó đến cảnh tiên.

Nay có Huyền Trang Pháp sư:

Tu từ ấu niên,

Thông trong Phật pháp,

Trường trai, giới sát,

Hiếu phụ, trung quân,

Vâng chiếu chỉ liều thân,

Vượt non cầu chư Phật.

Mười bốn năm lao lực: Mới tới non tiên,

Ba mươi lăm bộ chơn kinh: Cung thỉnh về nước cả.

Kinh một tạng lưu truyền thiên hạ,

Hơn mấy năm siêu độ trần gian,

Ai tu hành, đạt cõi Niết bàn,

Muốn xử thế, thì theo lẽ tục.

Cầu siêu thăng thì phải học kinh điển,

Cầu cho đạo tặc về lành,

Mong thoát mấy tằng khổ ải. 

(Bản dịch của Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục Viên Âm). 

Nguyên Nhân Thỉnh Kinh 

Tây Du trình bày nguyên nhân như sau: 

Ta nghe như vầy: 

Bây giờ đức Thế Tôn đến Lôi Âm Bửu Sái, các hàng Bồ tát, A La Hán, Yết Đế Kim Cang theo ngài. Phật bảo ngài Ca Diếp phân phát hoa thơm cho các vị. 

Ngài dạy: 

- “Ta nghe bốn cõi đại bộ châu, e chúng sanh lành dữ khác nhau. 

Tây Ngưu Hóa Châu: Không có tham ái. 

Đông Thắng Thần Châu: Tin trời đất có lòng hiền. 

Bắc Câu Lô Châu: Hay sát sanh, vọng ngữ. 

Nam Thiệm Bộ Châu: Tham lam, dân dục, thích chém giết, tính tình hung tàn. Nay ta có ba tạng chơn kinh, khá dạy người làm lành.”. 

Chư Bồ tát đồng chấp tay bạch Phật:

 - Kính lạy đức Thế Tôn, ba tạng kinh ấy là thế nào? 

Đức Phật dạy: 

- “Một tạng nói về: Việc trời, 

Một tạng nói về: Việc đất, 

Một tạng nói về: Việc cứu ma, độ quỷ. 

Ba tạng gồm Ba mươi lăm bộ. Phân ra Mười tám ngàn, một trăm cuốn. Quả là phép tu nhơn, hướng thiện. Ngày nay, ta muốn chuyển về Đông Độ. Chỉ ngại, con người ở xứ ấy chưa tin Phật pháp. Chưa thấu triệt kinh Du Già Chánh Tông. Phải là một bậc tài giỏi, sang Đông Độ chuyển hóa chúng sanh. Công đức thật vô lượng.”. 

Đức Quán Thế Âm Bồ tát bạch rằng: 

- Đệ tử xin đi qua Đông Độ, tìm người thỉnh Tam tạng Chơn kinh. 

Đức Phật rất hoan hỷ: Ngài dạy đệ tử Ma Ha Ca Diếp trao áo cà sa và cửu hoàn tích trượng. Áo cà sa khỏi đọa luân hồi. Cửu hoàn tích trượng tránh tai họa. 

Đức Quán Thế Âm liền đảnh lễ bái nhận. 

Công Trình và Hành Trình

Của Ngài Huyền Trang 

Đứng về phương diện hành sự mà phân tích, thì công trình và hành trình của ngài Huyền Trang suốt mười sáu năm dài đằng đẳng đã trở thành một thiên hùng sử ca. Công trình nầy đã mở ra một chân trời mới trên nhiều phương diện: Giao thông, lịch sử, tôn giáo, tư tưởng và kể cả những biến chuyển về kinh tế của vùng Trung Á nầy. 

Các ngài Pháp Hiển, Huyền Trang và Nghĩa Tịnh đã dùng đường thủy để mở rộng tầm hiểu biết bao la cho loài người; đến nay, quả là một thực thể trọng đại và là một cố gắng phi thường. 

Các sử liệu sau đây chỉ có tính cách kê cứu và tổng hợp. Đến nay vẫn chưa có một cuộc san định nào. Vậy, tài liệu thuộc về loại tồn nghi (Còn ngờ). 

Nhìn chung, khi phân tích của ngài Huyền Trang trong công cuộc phục hưng Phật Giáo Trung Hoa và đời Đường, khoảng hậu bán thế kỷ thứ bảy, các nhà nghiên cứu tôn giáo thường đề cao hai công trình: 

a.- Thỉnh kinh từ Ấn Độ.

Quan trọng hơn cả là: Kinh điển thuộc Pháp tướng tông. 

b.- Dịch thuật kinh điển từ Phạn văn ra Hán văn (662). 

Riêng về phần dịch thuật, học giả Phùng Hữu Lan có đưa ra nhận định như sau: 

 -- Vấn đề dịch thuật nầy gặp phải hai khó khăn:

1.- Một là Phạn ngữ, một lối chữ rất ít được phổ cập.

2.- Hai là những danh từ Phật học. 

Ngài Huyền Trang đã vượt qua hai cái khó khăn ấy, đúng như lời Hồ Thích; Ngài đã xây dựng phong phú nhất, triệt để nhất để thành tựu một cách tốt đẹp. Ảnh hưởng đó rất lâu bền và sâu sắc, bao trùm cả các thời đại kế tiếp sau. 

 Các Kinh Điển 

Thư Tịnh Học Trung Hoa có ghi chép Ba mươi lăm bộ kinh do ngài Huyền Trang đưa vào Đông Độ như sau: 

Bộ thứ 1: Niết Bàn kinh - Tổng cộng gồm có 400 cuốn (Chính bản),

Bộ thứ 2: Bồ Tát kinh - Tổng cộng 300 cuốn (Có phần luận giải),

Bộ thứ 3: Hư Không Tạng kinh - Tổng cọng 30 cuốn (Tồn nghi),

Bộ thứ 4: Thủ Lăng Nghiêm kinh - Tổng cộng 30 cuốn (Có phần luận giải),

Bộ thứ 5: Ân Ý Đại Tập - Tổng cộng 20 cuốn (Chính bản),

Bộ thứ 6: Quyết Định kinh - Tổng cộng 40 cuốn (Có phần luận giải),

Bộ thứ 7: Bảo Tạng kinh - Tổng cộng 20 cuốn (Chính bản),

Bộ thứ 8: Hoa Nghiêm kinh - Tổng cộng 81 cuốn (Chính bản),

Bộ thứ 9: Lễ Chơn Như kinh - Tổng cộng 31 cuốn (Có phần luận giải),

Bộ thứ 10: Đại Bát Nhã kinh - Tổng cộng 600 cuốn (Tồn nghi),

Bộ thứ 11: Đại Quang Minh kinh - Tổng cộng 50 cuốn (Có phần luận giải),

Bộ thứ 12: Vị Tăng Hữu kinh - Tổng cộng 530 cuốn (Có phần luận giải),

Bộ thứ 13: Duy Ma Cật kinh - Tổng cộng 30 cuốn (Tồn nghi),

Bộ thứ 14: Tam Luận Biệt kinh - Tổng cộng 42 cuốn (Chính bản),

Bộ thứ 15: Phật Thuyết Kim Cang kinh - Tổng cộng 01 cuốn (Có phần luận giải),

Bộ thứ 16: Chánh Pháp Luận kinh - Tổng cộng 20 cuốn (Có phần luận giải),

Bộ thứ 17: Phật Bổn Hạnh kinh - Tổng cộng 110 cuốn (Có phần luận giải),

Bộ thứ 18: Ngũ Long kinh - Tổng cộng 20 (Chính bản),

Bộ thứ 19: Bồ Tát Giới kinh - Tổng cộng 60 cuốn (Chính bản),

Bộ thứ 20: Đại Quả kinh - Tổng cộng 30 cuốn (Có phần luận giải),

Bộ thứ 21: Ma Yết kinh - Tổng cộng 140 cuốn (Có phần luận giải),

Bộ thứ 22: Pháp Hoa kinh - Tổng cộng 10 cuốn (Chính bản),

Bộ thứ 23: Phật Thuyết A Di Đà kinh - Tổng cộng 30 cuốn (Có phần luận giải),

Bộ thứ 24: Bảo Tạng kinh - Tổng cộng 170 cuốn (Có phần luận giải),

Bộ thứ 25: Tây Thiên Luận kinh - Tổng cộng 30 cuốn (Tồn nghi),

Bộ thứ 26: Tăng Kỳ kinh - Tổng cộng 110 cuốn (Có phần luận giải),

Bộ thứ 27: Phật Quốc Tạp kinh - Tổng cộng 1,638 cuốn (Tồn nghi),

Bộ thứ 28: Khởi Tín Luận kinh - Tổng cộng 50 cuốn (Có phần luận giải),

Bộ thứ 29: Đại Trí Độ Luận kinh - Tổng cộng 90 cuốn (Có phần luận giải),

Bộ thứ 30: Bảo Hoài kinh - Tổng cộng 159 cuốn (Có phần luận giải),

Bộ thứ 31: Bổn Cát kinh - Tổng cộng 56 cuốn (Chính bản),

Bộ thứ 32: Chánh Luận Văn kinh - Tổng cộng 10 cuốn (Có phần luận giải),

Bộ thứ 33: Đại Không Tước kinh - Tổng cộng 14 cuốn (Chính bản),

Bộ thứ 34: Duy Thức Luận kinh (Còn có tên là Nhơn Minh kinh) - Tổng cộng 10 cuốn (Có phần luận giải),

Bộ thứ 35: Câu Xá Luận kinh - Tổng cộng 10 cuốn. Đây là bộ Kinh căn bản của Pháp Tướng Tông – Có phần luận giải.

 Văn Hóa Sử Liệu 

Thái Hư Đại Sư, xưng tán ngài Huyền Trang như sau: 

Đạo pháp lưu truyền khắp bốn phương,

Công lao chuyển hóa thật vô lường,

Tâm kinh Bát Nhã về Đông Độ,

Rỡ rạng hồng danh khắp bốn phương, 

Và mãi muôn đời sau vẻ vang,

Kim Sơn tọa thị chốn Trường An,

Nam mô Vô Lượng Ân Bồ tát,

Giải thoát hồng tâm, buổi thịnh Đường. 

(Bản dịch của Đồ Nam Tử, tạp chí Giác Ngộ số 19) 

Tưởng cũng nên biết thêm là: Theo bản thống kê văn học sử Trung Hoa của học giả Cố Hồng Minh, thì ngài Huyền Trang là một trong những vị trứ tác lừng danh nhất Trung Hoa (trứ tác theo nghĩa dịch thuật và sanh định kinh điển) 

Bàn Về Ý Nghĩa Công Trình Của Ngài Huyền Trang 

“Ngã độc Kim Cang thiên biến linh,

Ký trung áo chỉ, đa bất minh”. 

Phật Giáo có tầm vóc lớn lao trong tinh thần dân tộc, cổ truyền của Trung Hoa. Công trình thỉnh kinh và phiên dịch của ngài Huyền Trang suốt mấy chục năm thật có ý nghĩa vô cùng. Chẳng những về phương diện truyền bá giaó lý Đại Thừa Phật Giáo mà về khía cạnh văn học sử Trung Hoa đã làm phong phú cho kho tàng ngôn ngữ, văn tự, điển tích và sử liệu vào thời Thịnh Đường. Đó, quả là một đóng góp vô giá, vượt hẳn lên trên cả thời gian lẫn không gian. 

Nhìn tổng quát, ý nghĩa ấy có thể khaí quát bằng những trọng điểm như sau: 

a.- Về Đạo học:

Trước thời đại Huyền Trang, số kinh sách du nhập vào Trung Hoa rất thiếu thốn và mơ hồ (theo Hồ Thích). 

Mãi đến khi một số lớn kinh điển được đưa sang, chẳng những các nhà tu hành đi sâu vào giáo lý Phật Đà, mà quan trọng hơn là có nhiều tông phái mới được khai sáng và phát triển mạnh. Triết học Phật Giáo trong giai đoạn nầy đã kết tập được các bộ môn chính yếu như: Vũ trụ quan, Nhơn minh quan, Luận lý quan, Nhơn minh học, ... 

b.- Về lịch sử Văn học: 

Đời Thịnh Đường là một thời đại hoàng kim của văn hóa, Đìều nầy có nghĩa là: 

- Văn hóa Trung Hoa đã phát triển chiều rộng lẫn chiều dài. 

Thông thường, các nhà nghiên cứu chỉ căn cứ thi ca của Lý Bạch, Đổ Phủ, Bạch Cư Di, ..., nhưng, đã bỏ quên những đóng góp lớn lao về triết học. Nho Giaó càng khơi sắc, thì Phật Giáo chấn hưng về các tông phái, trùng hưng giaó lý, xây dựng cơ sở kiến trúc về điêu khắc, nghệ thuật và mỹ thuật lại càng đậm nét. Trong quảng đại quần chúng, Phật Giáo dần dà đã được đại chúng hóa. Họ đánh tan những xuyên tạc vu khống. Họ thoát ly mê tín dị đoan. Họ chối bỏ Phù Chú Giáo và Lạc Ma Giáo. 

Còn về ảnh hưởng lâu đài, dù cho sau nầy, có nhiều vị vua đời Hậu Đường bài xích Phật Giáo, để đề cao những cái học trước thuật, lập ngôn, nhưng, thực tế xã hội thì không thể nào tiêu diệt Phật Giáo được. 

Theo quy luật chung của xã hội, khi một cơ sở tôn giáo hay dân tộc tính đã ăn sâu vào tinh thần quốc gia, trong mọi tầng lớp dân chúng, tần lớp sĩ phu, trí thức, giới lãnh đạo, qua kinh sách, qua di tích lịch sử, thì khó mà hủy hoại được. Có chẳng cũng chỉ là những hành động của nhà cầm quyền, còn thực chất thì Phật Giáo đã trở thành dân tộc tính, trở thành bất biến, trở thành vĩnh cửu. 

Mặt khác, Phật Giáo khác với Khổng Giaó về mặt chính trị, Bởi lẻ, chính trị phong kiến Trung Hoa là do lớp sĩ phu tạo dựng. Tứ thư, Ngũ kinh là con đường tiến thân của lớp Nho sĩ. Khổng Giáo thường đi đôi với chính quyền; trong khi đó, trái lại, Phật Giáo lại hướng về tín ngưỡng của quảng đại quần chúng. Sử Trung Hoa thường xầy ra những âm mưu gọi là khanh nho, phần thư (chôn sống các nhà trí thức và đốt sách vở), nhưng trên thực tế, thì các hành động ấy cũng chẳng mang lại sự hủy diệt toàn vẹn. 

Căn cứ vào thực trạng ấy, công trình của ngài Huyền Trang rất lớn lao đối với Phật Giáo Trung Hoa. 

Phân Tích Cuộc Hành Trình Của Ngài Huyền Trang 

Đại Cương:

Cuộc hành trình của ngài Huyền Trang kéo dài từ mười bốn đến mười sáu năm (theo nhiều chứng liệu khác nhau, Ngài đã trải qua nhiều quốc gia ở Á Châu, gặp vô vàn nguy khốn). 

Maspéro, con đường nầy có thể trừng hợp với con đường lụa mà các thương gia từ Âu sang Á, đã ra công khám phá từ thế kỷ thứ bảy trở về sau. 

Nói chung, có ba thuyết khác nhau về địa danh và về các biến chuyển của cuộc hành trình nầy, nhưng thời gian và chiều hướng thì giống nhau:

a.- Thuyết thứ nhất: Dựa theo sử Tây phương, 

b.- Thuyết thứ hai: Dựa theo sử Trung Hoa, 

c.- Thuyết thứ ba: Dựa theo các huyền thoại và huyền sử (được lưu truyền trong dân chúng). 

a.- Thuyết thứ nhất:  

Các họa đồ của các sử gia thuộc viện Đông Phương Bác Cổ và viện Nghiên Cứu Đông Dương (tồn trữ ở thu viện Sài Gòn trước đây), cho ta thấy một chuyến hành trình khó khăn qua các địa danh như sau: 

1.- Lanchow (Lan Châu, thuộc thượng lưu sông Dương Tử).

2.- Su - Chow (Xứ Châu),

3.- Tun - Huang (Tùng Hưng),

4.- Hami,

5.- Turfan (Thổ phồn, vốn là một chư hầu quan trọng nhất của Trung Hoa),

6.- Kara-Shark (Một trug tâm mãi dịch),

7.- Kucha (Kinh đô của rợ Đột Quyết),

8.- Bai (Một phần sa mạc của Golbi),

9.- Issyk-Kul (Nơi đây là quân của Thành Cát Tư Hãn),

10.- Tashkenk (Thủ phủ của bộ lạc Mông Cổ),

11.- Samarkano (Vùng Tây Bắc),

12.- Balk (Thuộc vùng sa mạc Golbi),

13.- Bamiyan,

14.- Kabul (Kinh đô của xứ Tây Hồi),

15.- Peshawar (Quê hương của hai ngài Vô Trước và Thế Thân),

16.- Lahore (Một thị trấn quan trọng của Ấn),

17.- Mathura,

18.- Sake,

19.- Prayag,

20.- Kalilavastu (thành Ca Tỳ La Vệ, nơi đức Phật giáng sanh),

21.- Sanarth (Trung tâm Văn hóa kỳ cựu nhất của Ấn Độ). 

Còn nói về những biến chuyển khó khăn nhất trong cuộc hành trình suốt một ngàn ngày nầy, phần nhiều thời tiết quá khắc nghiệt (nhiệt độ bất thường, bão tố, oi bức, giá buốt về đêm), sơn lam chưóng khí (của vùng sa mạc và núi rừng), thiếu thực phẩm, thuốc men, không thông thạo đường đi. Đã vậy, còn phải băng qua nhiều rắc rối lúc vượt các biên giới. Ngài Huyền Trang còn phải đương đầu với các giáo phái khác, trong những cuộc tranh luận về triết lý và ý thức hệ. 

b.- Theo sử Trung Hoa (Đường sử và Tống sử): 

Những tài liệu chỉ ghi chép hành trình qua năm vùng: Thổ Phồn, Đột Quyết, Ngoại Mông, Yết Châu và Đại Hồi.  

Các địa danh nầy, nay thì không còn nữa. Lý do là vì một số quốc gia bị xóa tên. Số khác thì chuyển vị trí, theo những thăm trầm của lịch sử. 

c.- Theo huyền thoại: 

Tây Du Ký diễn nghĩa, thực chất cũng chỉ là huyền thoại. Tuy nhiên, nếu đào sâu vào, đem so sánh với caá tài liệu chính sử, chúng ta vẫn thấy có nhiều điểm trùng hợp. 

Trong chương thứ 99, khi tổng kết cuộc hành trình mệnh danh là: 

- Mười năm trời qua Cực lạc (?) (danh từ của Ngô Thừa Ân), thì ngài Huyền Trang phải trải qua Tám mươi tai nạn. Trong số bốn tai nạn đầu, thuộc giai đoạn thời ấu thơ, còn Bảy mươi sáu tai nạn sau là của cuộc hành trình. Tài liệu được ghi chép như sau: 

Tai nạn thứ 01: Phải chịu đọa đày để đầu thai.

Tai nạn thứ 02: Mới lọt lòng, thì đã bị âm mưu sát hại.

Tai nạn thứ 03: Bị thả trôi sông.

Tai nạn thứ 04: Tim mẹ trả thù cha (Trần Quang Thụy).

Tai nạn thứ 05: Mới ra khỏi thành đã gặp cơn dữ, suýt bỏ mạng.

Tai nạn thứ 06: Sa xuống hầm sâu.

Tai nạn thứ 07: Qua núi Sông Xa, gặp ác quỷ.

Tai nạn thứ 08: Tại núi Lưỡng Giới,

Tai nạn thứ 09: Bị con rồng dữ nuốt mất con ngựa dùng để cỡi.

Tai nạn thứ 10: Bị thiêu vào ban đêm.

Tai nạn thứ 11: Bị mất áo Ca sa (đức Quán Thế Âm trao).

Tai nạn thứ 12: Thu phục được Bát Giới, nhập vào cuộc hành trình.

Tai nạn thứ 13: Bị yêu quái hãm hại ở Huỳnh Phong Động.

Tai nạn thứ 14: Cầu cứu ông Linh Kiết.

Tai nạn thứ 15: Qua sông Lư Sa gặp sóng gió.

Tai nạn thứ 16: Thu nạp dược Sa Tăng, nhập vào cuộc hành trình.

Tai nạn thứ 17: Nữ giới quấy phá.

Tai nạn thứ 18: Bị quân lính ngũ trang bắt.

Tại nạn thứ 19: Câu chuyện cây nhơn sâm.

Tai nạn thứ 20: Xua đuổi Tôn Hành Giả.

Tai nạn thứ 21: Bị tại nạn tại núi Bắc Tông.

Tai nạn thứ 22: Chuyển thư cho nước Bửu Tượng.

Tai nạn thứ 23: Bị cọp dữ.

Tai nạn thứ 24: Gặp yêu tinh núi Bình Lãnh.

Tai nạn thứ 25: Cứu thoát cho vua nước Ô Qua.

Tai nạn thứ 26: Bị yêu tinh tại núi Hiệu Sơn.

Tai nạn thứ 27: Bị bắt treo tại động Liên Hoa.

Tai nạn thứ 28: Gặp yêu tinh bắt sống đem về động.

Tai nạn thứ 29: Gặp yêu tinh tại núi Hiệu Sơn lần thứ hai.

Tai nạn thứ 30: Tôn Hành Giả bị đốt.

Tai nạn thứ 31: Thỉnh đức Phật hóa độ loài yêu.

Tai nạn thứ 32: Bị chìm sâu dưới sông Hắc Hà.

Tai nạn thứ 33: Gian nan trên đường đến nước Xa Trì.

Tai nạn thứ 34: Đương đầu với một lũ yêu quái.

Tai nạn thứ 35: Giải cứu một vị tu hành.

Tai nạn thứ 36: Phải vượt qua mộ giòng sông nguy hiểm.

Tai nạn thứ 37: Bị trôi xuống sông Thông Thiên.

Tai nạn thứ 38: Đức Quán Thế Âm Bồ tát cứu vớt Huyền Trang.

Tai nạn thứ 39: Gặp yêu tinh ở núi Kim Âu.

Tai nạn thứ 40: Các thiên thần cứu Huyền Trang vô cùng vất vả.

Tai nạn thứ 41: Đức Di Lặc áp đảo loài tinh, cứu huyền Trang.

Tai nạn thứ 42: Bị bọn nữ chúa tìm cách hãm hại.

Tai nạn thứ 43: Huyền Trang cùng tùy tùng bị bắt ở động Tỳ Bà.

Tai nạn thứ 44: Tôn Hành Giả bị rầy, bỏ đi.

Tai nạn thứ 45: Tôn Hanh Giả bị ngài Huyền Trang đuổi lần thứ hai.

Tai nạn thứ 46: Bị Lục Nhĩ Hầu gây rối.

Tai nạn thứ 47: Gặp phải hỏa diệm sơn.

Tai nạn thứ 48: Cầu cứu để mượn quạt ba tiêu mong thoát nạn.

Tai nạn thứ 49: Tìm cách thu phục Ngưu Ma Vương.

Tai nạn thứ 50: Lưu lạc đến nước Tế Thại.

Tai nạn thứ 51: Tìm cách để cứu vớt vị chơn tu.

Tai nạn thứ 52: Bị một vị Tiên bắt giam.

Tai nạn thứ 53: Bị tai nạn thảm khốc ở Tiểu Lôi Âm.

Tai nạn thứ 54: Các thiên thần gặp cảnh khốn đốn.

T1i nạn thứ 55: Gặp chướng ngại khó khăn tại núi Thất Tuyệt.

Tai nạn thứ 56: Tìm cách cứu vớt vùng Đà La.

Tai nạn thứ 57: Tìm thuốc chữa cho nhà vua Châu Trị.

Tai nạn thứ 58: Chống loài yêu để cứu giúp Kim Thánh Cung.

Tai nạn thứ 59: Gặp bảy Hồ Ly Tinh tìm cách hãm hại.

Tai nạn thứ 60: Bị đao sĩ Ngô Công đánh thuốc độc.

Tai nạn thứ 61: Bị vây khóa ở chân núi A Đà.

Tai nạn thứ 62: Loài yêu tinh dùng thâm kế ám hại.

Tai nạn thứ 63: Bị giam cầm chặt chẻ trong kinh thành.

Tai nạn thứ 64: Cung thỉnh đức Phật bắt loài ác thú.

Tai nạn thứ 65: Cứu vớt một hài nhi ở núi Tỳ Khưu.

Tai nạn thứ 66: Vị quốc trượng mổ tim.

Tai nạn thứ 67: Cứu vớt cho một thiếu nữ mắc nạn.

Tai nạn thứ 68: Mắc bệnh nặng.

Tai nạn thứ 69: Bị bắt giam tại động Vô Di.

Tai nạn thứ 70: Khó vượt qua ở núi Diệt Pháp.

Tai nạn thứ 71: Gặp loài yêu tinh ở núi Yên Vụ.

Tai nạn thứ 72: Cuộc chiến tại động Phụng Tiên.

Tai nạn thứ 73: Bị bắt và bị tước đoạt hết cả binh khí.

Tai nạn thứ 74: Tai bay vạ gió ở động Huyền Anh.

Tai nạn thứ 75: Gặp nạn bất ngờ ở núi Trượt Tiết.

Tai nạn thứ 76: Bị khốn khổ ở động Huyền Anh.

Tai nạn thứ 77: Gặp yêu trước khi vào đất Phật.

Tai nạn thứ 78: Câu chuyện rắc rối tại Thiên Trúc.

Tai nạn thứ 79: Bị giam cầm tại phủ Đông Đài.

Tai nạn thứ 80: Nạn khủng khiếp tại bến đò Lăng Vân. 

Phần Nhận Định Các Sai Khác 

1.- Về các địa danh: 

Ghi chép khác nhau ở các tài liệu, ngoại trừ một vài di tích đã bị hủy diệt; đến nay, vẫn còn nhiều tư liệu và sự trùng hợp các địa danh ấy. 

2.- Về các biến chuyển: 

Nếu xét về phương diện xã hội, thì hoàn toàn lịch sử miền Tây Trung Hoa lúc bấy giờ tam phân, ngũ liệt. Các tiểu quốc cạnh tranh nhau. Do đó, các biến cố dồn dập gây khó khăn cho chuyến Tây Du, phản ảnh một tình cảnh xã hội phân hóa. 

3.- Về các giai thoại: 

Dĩ nhiên, cuốn Tây Du Ký vì truyền bá theo lối văn học bình dân, cho nên, đẻ linh động hóa và cụ thể hóa các chướng ngại, tác giả đã suy tưởng ra một lối sáng tác linh động, đa dạng, truyền kỳ và bí điển. 

4.- Về khả năng vượt trở ngại: 

Thật ra, các nhân vật: Tôn Ngộ Không, Sa Tăng, Trư Bát Giới chỉ là phản ảnh những đức tánh và bản năng của con người, cố vượt gian nguy đi đến đích. 

5.- Thỉnh kinh: 

Cũng như vậy, tài liệu dễ phổ biến sâu xa trong quảng đại quần chúng.

Hệ Tư Tưởng Của Ngài Huyền Trang 

Phần thứ nhất: Những ảnh hưởng chính về Tư tưởng của ngài Huyền Trang trong chuyén Tây Du. 

Phần thứ hai: Ngài Huyền Trang và việc phát huy Pháp Tướng Tông. 

Phần thứ ba: Những yếu lý trong tư tưởng của ngài Huyền Trang (Đề cương tư tưởng). 

Phần thứ tư: Các chánh đề. 

 Phần thứ nhất

     Những nguồn ảnh hưởng chính về tư tưởng của ngài Huyền Trang trong chuyến Tây Du. 

a.- Thời đại và nguồn ảnh hưởng trực tiếp: 

Trong cuốn Trung Quốc Triết Học Sử Đại Cương, giaó sư Phùng Hữu Lan có đưa ra một nhận định khá vững chắc về nguồn ảnh hưởng về thời đại và bối cảnh lịch sử của ngài Huyền Trang như sau: 

- “Phàm khi nghiên cứu về ngồn gốc Pháp Tướng Tông của ngài Huyền Trang du nhập vào Trung Hoa, cần phải có một lối nhìn cơ bản như sau: 

1.- Vào đời Đường nguồn triết học (nói chung) đã có hệ thống hóa. Do đó, Pháp tướng tông (Duy thức tông), lấy việc phân tích để đi đến tổng hợp. 

2.- Phật Giáo đi vào nhận thức quan, nhơn sinh quan và vũ trụ quan theo hai đường: Một đường là tham chứng, đốn ngộ, thiền định; một đường là lối học thức uyên thâm để quán triệt. 

Thực ra, cả hai đều cùng một chủ đích: Hiểu rõ bản chất của sự sống (khổ), để tìm cách phá chấp (diệt) và giải thoát (đạo).” 

b.- Ảnh hưởng của hai ngài Vô Trước Thế Thân:

Trong bộ Thành Duy Thức Luận (10 cuốn, 216 chương) phần dẫn nhập, ngài Huyền Trang có ghi như sau: 

Trong thời gian nghiên cứu Phật Giáo Ấn Độ tại vùng Tây Bắc, tư tưởng của hai ngài Vô Trước và Thế Thân là kho tàng quý giá để đi vào Duy thức luận. Ngài Vô Trước đã kết tập tất cả những tinh hoa Duy thức, nhất là Du Già Sư Địa Luận, để đúc kết thành bộ luận Hiển Dương Thánh Giáo (12 tập) và bộ Nhiếp Đại Thừa (08 cuốn). 

Ngài Thế Thân kế thừa sự nghiệp đó, phát triển sâu rộng hơn, khaí quát trọn vẹn ý nghĩa Duy thức học, làm ra bộ Duy thúc Tam thập tụng (thượng, hạ). 

Cũng theo tài liệu lịch sử triết học của Phùng Hữu Lan: 

Sau hai công trình lớn alo của ngài Vô Trước và Thế Thân, còn có Mười vị Đại Luận Sư đã giải minh Duy thức Tam thập tụng. Do đó, có mười bộ luận chính, trở thành cơ sở lý luận của Duy thức học. 

c.- Nội dung Duy Thực Luận: 

Theo hai ngài Thế Thân và Huyền Trang: 

Căn cứ vào những tài liệu trên, điểm nhất quán của các nhà nghiên cứu Phật Giáo và lịch sử là: Ngài Thế Thân là vị có công lớn nhất đã phát huy Duy thức tông tại Ấn Độ, cũng như ngài Huyền Trang là vị có công truyền bá Duy thức tông tại Trung Hoa.

Hầu hết, những tài liệu lưu hành ở Trung Hoa (do ngài Huyền Trang) đều căn cứ vào ba bộ luận căn bản: 

*.- Đại Thừa Bách Pháp Minh Môn Luận: Của ngài Thế Thân biên soạn và chú giải. 

*.- Duy thức Tam Thập Tụng: Của ngài Thế Thân biên soạn và chú giải. 

*.- Bát Thức Quy Củ Tụng: Đây là một công trình tổng hợp của ngài Huyền Trang. 

Đại Thừa Bách Pháp Minh Môn Luận  

Trong lịch sử triết học Ấn Độ, thì nhan đề biến cải của bộ luận nầy có tên Đại Thừa Chỉ Tín Minh Môn lược luận. Nội dung có thể tóm tắt trong ba phần: 

- Phần chú giải các danh từ chuyên môn về pháp tướng (theo Phật Học Đại Tự Điển) 

- 100 Pháp vô ngã (Vô ngã bách pháp). 

- Hai môn vô ngã (Vô ngã nhị môn) 

Các nhà nghiên cứu Duy thức luận khẳng định: 

- “Đây là một bộ luận nhập môn của Duy thức luậnb. Không quán triệt được những vấn đề then chốt, uyên bác, đặc thù của môn luận, không thể đi sâu vào Duy thức luận.”. 

Duy Thức Tam Thập Tụng

(Tác giả là ngài Thế Thân) 

Nội dung chính của bộ Duy thức luận nầy là phân tích các khả năng nhận thức, các vấn đề nhận thức, cùng phương pháp đi thẳng vào Duy thức: 

1.- Thức năng biến thứ nhất: Gọi là A Lại Da Thức (Alaya: Chứa, đựng). A Lại Da Thức không phải là tiềm thức. Đây là một sự kết tinh của chủng tử chuyển hóa nhiều kiếp. Đây là thức thứ Tám. 

2.- Thức năng biến thứ hai: Gọi là Mạc Na Thức. Mạc Na có nghĩa là ẩn tàng. Đây là thức thứ Bảy. 

3.- Thức năng biến thứ ba: Tức là sáu thức: Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân và Ý.

Trong phần chính đề nói về Tâm Sở. Sở tức là khả năng huân tập. Tâm Sở đánh giá trình độ Giác ngộ. Tâm Sở chính là sự tu tập. 

Nội dung gồm:

*.- Năm môn biến hành (Sự diễn tiến, các hình thái).

*.- Năm món biệt cảnh (Sự sai khac1, đặc di).

*.- Mười một yếu ý về thiện.

*.- Sáu vần đề cơ bản phiền não.

*.- Hai mươi vấn đề phiền não.

*.- Bốn pháp môn bất định. 

Căn cứ theo thứ tự các vấn đề kể trên, ta có thể nhận thức được về trình độ thâu nhiếp và về công năng tu hành. 

Trong phần phản đề: Đây là phần lý luận học, để đi sâu vào duy thức học. Các vấn đề đặt ra, cơ bản cũng chỉ phân tích: Nguyên nhơn, thực chất và hậu quả. Duy thức học là khoa tâm lý học Phật Giáo, nếu hiểu theo luận lý hình thức. Cũng vì thế, có vấn đề của chương nầy, không ngoài giải thích để phân biệt. 

Nội dung bao hàm: 

- Thực tại: Nếu không có ngoại cảnh, thi làm sao có hữu tình, sanh tử? 

- Nếu chỉ có nhận thức (Sự nhận định): Vì sao đức Phật lại nói đến Ba đức tánh (Thiện, Ác và Vô ký.)

- Nếu chỉ có Ba tánh: Vì sao đức Phật lại thuyết Ba Vô Tánh? 

Trong phần tổng đề nói về trình tự, các nấc thang để hành trì duy thức. Trình tự nầy phải trải qua năm giai đoạn cần thiết như sau: 

a.- Ở vào giai đoạn thứ nhất gọi là tư lương (những nhu cầu tối yếu để tu tập). 

b.- Ở vào giai đoạn thứ hai gọi là vị gia hạnh (ra sức cố gắng tu trì). 

c.- Ở vào giai đoạn thứ ba gọi là thông đạt (quán triệt, thông suốt tất cả các đường lối).

d.- Ở vào giai đoạn thứ tư gọi là vị tu tập (ra sức tu hành, tập luyện). 

e.- Ở vào giai đoạn thứ năm gọi là vị cứu cánh (đạt được mức thượng thừa, tu chứng, liễu ngộ). 

Tác phẩm chính yếu của ngài Huyền Trang là Bát Thức Quy Củ tụng. Nội dung chủ yếu của tác phẩm nầy phân biệt cho thấy: Tám thức của con người trong quá trình tu hành, từ khi bắt đầu mời hành trì, tu tập, cho đến lúc giác ngộ, giải thoát. Nếu so sánh, thì tác phẩm của ngài Huyền Trang đã tinh lọc, san định hai bộ duy thức trên, thêm phần thực hành và phân biệt. 

 

 

 

Phần Thứ Hai 

Ngài Huyền Trang và công cuộc phát huy Pháp Tướng Tông ở Trung Hoa. 

Phân tích Bát Thức Quy Củ tụng, tác phẩm chính yếu của ngài Huyền Trang đã san định và tinh lọc ở hai bộ luận trên, được trình bày dưới những chủ đề chính yếu như sau đây: 

1.- Những chủ đề của Tâm Vương: Nhã, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân, Ý, Mạt Na và A Lai Da. 

2.- Những thực dụng của Tâm Vương có 51 món. 

3.- Sự phối hợp của Ngũ căn và Lục trần. 

4.- Những pháp bất tương ưng: Không thuộc về Sắc, không thuộc về Tâm. 

5.- Luận về Vô vi pháp: Bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. 

Những Thành Phần Của Tâm Vương 

Tâm vương theo Phật Học Đại Từ Điển là tướng của Thức. Tâm vương thuộc về Hữu vi. Tâm vương có Tám phần, mỗi phần có những đặc tính, khả năng riêng, nhiệm vụ riêng (Vương có nghĩa là vua, là chủ từ đoàn kết) 

*.- Nhãn thức: Bao hàm những vấn đề kiểm chứng bằng lối nhìn, phân biệt màu sắc, hình tướng. 

*.- Nhĩ thức: Bao hàm những vấn đề kiểm chứng bằng âm thanh, ngôn ngữ. 

*.- Tỷ thức: Bao hàm những vần đề kiểm chứng bằng hương sắc. 

*.- Thiệt thức: Bao hàm những vấn đề kiểm chứng bằng mùi vị.

 *.- Thân thức: Bao hàm những vấn đề kiểm chứng bằng tứ chi và sự cảm xúc, cảm giác ngoài thân. 

*.- Ý thức: Bao hàm bằng những vấn đề kiểm chức bằng những nhận thức của trí não. 

Ý thức có hai phạm vi hoạt động cơ bản là: Ngũ Câu Ý Thức và Đơn Độc Ý Thức. (Cũng có thể đọc và viết là Ngũ Cu Ý Thức). 

Ngũ Câu Ý Thức còn gọi là Minh Liễu Ý Thức. Có nghĩa là ý thức phối hợp với năm thức trên, có tác dụng qua lại (phản hồi).  

Còn đơn độc ý thức có thể có hai công năng: 

 -- Hoặc là đẩy con người đến giác ngộ hay vô minh, đến niết bàn hay luân hồi 

- Hoặc là, nếu là Vô ký thì chẳng có một công dụng nào cả. 

Trong Bát Thức Quy Củ tụng câu thứ Mười ba dạy rằng: 

-  Tam tánh, tam lượng, thông tam cảnh. 

Suy luận ra chúng ta thấy: 

- Tính chất nhận thức của Ý thức gồm có ba tánh: Thiện, Ác và Vô ký. 

- Hình thái nhận thức của Ý thức gồm có ba lượng: Hiện lượng, Tỷ lượng và Phi lượng. 

Ý thức có khả năng đưa con người đến các nẻo đường sanh tử hay giải thoát. Chính nó đã tạo ra nghiệp (Hành nghiệp) về Ý, đưa đến hành động về thân thể và ngôn ngữ. 

- Động thân phát ý độc vi tối. 

Nghĩa là ý thức của động cơ lớn nhất là phát sanh ra hành động của thân thể và ngôn ngữ.

Mạt Na Thức hay thức Thứ Bảy. Về Tâm lý học Tây phương, dùng danh từ Tiềm thức. Thức nầy có hai công năng: 

- Chấp ngã. 

- Làm căn bản cho thức Thứ Sáu (Ý thức). 

Mạt Na Thức còn gọi là Truyền thống thức. Nghĩa là đem các pháp hiện hành ở bên ngoài truyền vào Tạng thức. Mặt khác, lại đem các pháp chủng tử từ bên trong ra ngoài. 

Phân Biệt Giữa Ý Thức và Mạt Na Thức 

a.- Khi nào để ý đến bảo thủ bản ngã, ví như khi cuộc tranh chấp với kẻ khác, có đối thủ rõ ràng, thì sự chấp ngã đó thuộc về thức Thứ sáu. Trong sự chấp ngã luôn luôn timề tàng trong chúng ta, dù có sự phân biệt chủ thể với khách quan hay không. 

b.- Sự chấp ngã âm thầm, sâu kín, tièm ẩn. Chúng ta không thể nhận thấy được. Tuy nhiên, có một lúc bất ngờ nào đó, thức Thứ sáu (Ý thức) không phát triển để can thiệp. Nhưng kỳ thực, con người vẫn tự tránh né, kềm chế, đề phòng. Đó là sự chấp ngã của Mạt Na Thức. 

A Lại Da Thức: Trong Tam Thập tụng có viết:

Nếu lấy A Lại Da Thức làm sở y, làm đối tượng, thì Mạt Na Thức có công dụng chấp ngã (Ngài Thế Thân). 

A Lại Da Thức còn có tên là Bản Thức, sở dĩ có danh xưng nầy là vì Bát Thức Quy Củ tụng có câu:

- Đối chất hữu phú, thông tình bản.

- Tùy duyên chấp ngã, lượng vi phi. 

Nghĩa là:  

Đối tượng nhận thức của Nạt Na Thức là đối chất cảnh.

Tính chất của Mạt Na Thức là hữu phú, vô ký. 

Một đằng Mạt Na Thức liên hệ với thức Thứ Sáu (Ý thức), một đằng liên hệ với thức Thứ Tám (A Lại Da Thức). 

Mạt Na Thức theo sát A Lại Da Thức, lấy đó làm đối tượng chấp ngã. Hình thái của nó là phi lượng. 

Phân Tích Nhân Vật Tây Du Ký 

Đại cương: 

Trong Tây Du Ký, mỗi nhân vật đều mang một tính chất đặc thù về tâm lý, tư tưởng, tình cảm và các tính. 

Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Tăng là thể hiện cho những bản tính của con người, biến dịch theo sự tu chứng, dần dà cải đổi mọi tính tình, nhơn sinh và nhận thức của mình. 

Trong cuốn lịch sử Phật Giáo Trung Hoa, giáo sư Phùng Hữu Lan khi bàn về Tây Du Ký có viết.     

- Thức ra, các nhân vật: Ngô Không thì tượng trưng cho nhơn tính. Bát Giới biểu hiện cho vật tính. Sa Tăng điển hình cho thú tính. 

Khi nhận xét về Tây Du Ký diễn nghĩa, trên Nam Phương Tạp Chí số 62, cụ Phan Kế Bính, cũng đưa ra một nhận định: 

- Các nhân vật trong Tây Du Ký, xét cho cùng, chỉ là thể hiện những đức tính của Đường Tam Tạng trên bước đường tu học và hành trì mà thôi. Nhưng vì muốn nhân cách hóa, tác giả đã đưa ra ba nhân vật sống động để thu hút cho người đọc.

1.- Tôn Ngộ Không: Tôn Ngộ Không tức là Thạch Hầu, vốn là giống khỉ ở trong Thạch Liêm Động, nên được tôn lên làm Đại Vương. Thời đại thịnh hành kéo dài ba trăm năm. Tuy vậy, vì muốn tìm phương thức trường sanh, nên từ giả Thạch Liêm để tầm sư học đạo. 

Khi đến núi Lĩnh Đài, ở động Tà Nguyệt, thì gặp được Bồ Đề Đại Sư, xin làm môn đệ. Ròng rả bảy năm trời, Ngộ Không học được bảy mươi hai phép thần thông biến hóa. Nhưng vì tính tình kiêu căng, ngạo mạn, bị đuổi ra khỏi động Tà Nguyệt. Ngộ Không gây liên tiếp những chấn động tày trời. Đến động Thủy tang, giết Hỗn Thế Ma Vương, lấy được thanh đại đao, đến Đông Hải tìm Ngao Vương lấy thương, giáp, mão; đến U Minh Giới xóa tên trong sổ luân hồi. Lên cửa nhà trời, được phong chức Bật Mã Ôn (chăn ngựa), nên chán nản lui về. Thượng đề liền sắc chưc Tề Thiên Đại Thánh. Ngộ Không vẫn tính nào tật nấy, lén vào vườn đào của Tây Vương Mẫu, ăn trộm đào tiên, uống rượu ngũ tửu, ăn vụng cổ bàn của Vương Mẫu, lén uống thuốc kim đơn của Thái thượng Lão Quân, chống cự thiên đình. 

Thượng đế sai Tứ Vị Thiên Vương, Lý Thiên Vương và Thái tử Na Tra tróc nả, nhưng không tài nào bắt được Tề Thiên Đại Than1h. Thái Thượng Bắt Tề Thiên đem về Đâu Suất nhốt vào lò bát quái, đốt lửa nung bốn mươi chín ngày đêm, nhưng cuối cùng cũng không làm gì được Tề Thiên.  

Sau cùng bị đức Phật Thích Ca nhốt trong núi Ngũ Hành, giao cho đức Bồ tát Quán Thế Âm quản thúc. 

2.- Sa Tăng: Sa Tăng vốn là loài yêu tinh ở sông Lưu Sa. Khi đức Quán Thế Âm cùng Huệ Ngạn (Thái tử của Lý Thiên Vương) ngang qua sông nầy, thì Sa Tăng ra đón đường. Hai bên hỗn chiến hon mười hiệp.  

Sau đó, Huệ Ngạn bảo: 

- Ta theo Nam Hải Quán Âm, đi tìm người thỉnh kinh, sao loài yêu quái phá rối? 

Nghe nói đến đức Bồ tát Quán Thế Âm, Sa Tăng vội vàng đến trước mặt ngài, cúi đầu lạy, mà thưa: 

- Kính xin Ngài dũ lòng thương mà tha tội cho. 

Nguyên trước tôi hầu Ngọc Đế, làm quan đến chức Quận Liêm Vương Đại Tướng. Nhân hội Bàn Đào, vì lỡ tay, đánh vỡ chén ngọc và đền lưu ly, nên Ngọc Hoàng Thượng Đế bắt tội, đánh tám trăm trượng, đày xuống hạ giới, biến thành mặt mày xấu xa. Cứ trong vòng bảy ngày, không thể nào chịu nổi, nên gây gió trên sông, bắt người ăn thịt. 

Đức Quán Thế Âm dạy: 

- Ngươi đã phạm tội, lại sát sinh, nên tội càng nặng thêm. Nay ta lãnh sắc của đức Phật Tổ sang Đông Độ, tìm người thỉnh kinh. Ý ta muốn: 

Ngươi đợi ở đây, chờ người sang Tây Vức, thì đi theo phò tá. Ta sẽ cứu cho ngươi thoát nạn đao gươm đâm vào người. Sau nầy khi lập công xong, sẽ phục được chức cũ. 

Quái vật nghe theo liền cải tà, quy chánh. Lấy tên sông Lưu Sa đặt ra họ Sa. Tên hiệu là Ngộ Tịnh. 

3.- Trư Bát Giới: Trư Bát Giới vốn là loài yêu tinh ở núi Phướng Lăng, xóm Cao Lãnh, nước Ô Tư. Hinh thể giống hình loài heo (trư), tên là Can Liệp. 

Bát Giới đến xóm Cao Lãnh, gặp lục ông Cao Tài kén rễ, bèn tìm cách cầu hôn. Vì không thành, bèn bắt người con gái giam giữ. Khi đoàn người thỉnh kinh đi ngang qua đây, nghe câu chuyện đó, liền tìm cách bắt yêu. 

Tôn Hành Giả làm phép biến hình thành người con gái, để bắt Trư Bát Giới. Quả nhiên, loài yêu trúng phải kế. 

Tôn Hành Giả hiện nguyên hình và cho Trư Bát Giới biết rõ chuyến đi thỉnh kinh của thầy trò Đường Tam Tạng. Bát Giới khấu đầu tạ tội, xin đi theo. Tam Tạng liền đổi pháp danh là cho Trư Bát Giới là Ngô Nặng, cử luôn cà ngũ luân, tám tửu (tám món ăn tai hại), nên gọi là Bát Giới (Tám điều răn). 

4.- Tâm lý, Hành động của Tôn Ngộ Không: Tôn Ngộ Không theo hầu Đường Tam Tạng từ bước đầu của cuộc hành trình sang Tây Vức. Chính Trư Ngộ Năng và Sa Ngộ Tịnh cũng là do Tôn Ngộ Không chinh phục được, giao lại cho Đường Tam Tạng giaó hóa và đã được cải tà quy chánh thành công. Suốt ba năm hành trình qua hai mươi một quốc gia, đã trải qua ba vạn dặm đường. Cũng gặp muôn vàng gian khổ. 

Công cuộc gặp gỡ: Khi Đường Tam Tạng đến Ngũ Hành Sơn, thi nghe: Từ lúc Vương Mãn cướp ngôi nhà Hán, thì hòn núi ở đây từ trên trời rớt xuống, đè một con vượn thần, nằm cứng trong hộp đá. 

Tương truyền: Con vượn thần nầy chỉ ăn sắt cục và uống nước đồng sôi để mà sống năm trăm năm nay. 

Đường Tam Tạng vừa đi đến chân núi, thì con vượn (Ngộ Không) vang xin: 

- Xin thầy cứu tôi ra khỏi núi, tôi xin nguyện theo thầy sang Tây Vức thỉnh kinh đưa về Đông Độ. 

Đường Tam Tạng ngần ngại: 

- Ngươi cải tà quy chánh là điều rất tốt, đáng là duyên lành. Ngặt một điều, ta không có sức mạnh nào để làm cho nghiên quả núi, thì làm sao mà cứu thoát cho ngươi được? 

Tôn Ngộ Không giải thích: 

- Ngài không cần vận dụng một sức mạnh nào cả. Chỉ cần gỡ lá bùa có sáu chữ đang gắn trên đỉnh núi, thì sẽ cứu thoát được kiếp giam cầm của tôi. 

Ngài Đường Tam Tạng làm theo, quả nhiên công việc thành tựu. 

Kể từ đó, Ngộ Không theo sát Đường Tam Tạng để hầu hạ, vượt qua bốn mươi ba trở ngại, giải cứu hai mươi bốn tai ươn và cuối cùng đạt được mục đích. 

Tâm lý: Có nhiều lý giải về cuộc biến cải tính tình của Tôn Ngộ Không, từ một dã thú ngang ngược, gây không biết bao nhiêu là tai ươn, để trở thành một vị hộ Pháp, hộ Tăng. 

*.- Nguyên trước là loài khỉ: Trên phương diện xã hội học, về thuyết tiến hóa (Darwin), thì sự chuyển hóa từ khỉ sang người tuân theo luật thích nghi (Adaption) và luật đào thải tự nhiên (selection naturelle). Nhưng cốt lỏi của vấn đề là tâm lý.  

Tâm lý con người, nhất là ý thức, vô thức, a lại da thức nhất định không phải là mtộ cuộc biến hóa thông thường từ khỉ với các quy luật giản đơn.  

Ý thức đẻ ra trách nhiệm và chí hướng.  

Loài khỉ sống theo bản năng (instinet) cầm thú, cho dù là loài cầm thú cao nhất, nhu thuyết tiến hóa từng xiễn dương.  

Vì lẻ đó, Tôn Ngộ Không giác ngộ nhanh chóng, quả là một chuyển hóa khác thường, mà cốt tủy chính vẫn là Ý thức. 

Căn nguyên nào đã biến đổi kỳ dị ấy? Tài năng siêu việt như Tôn Ngộ Không về phép đằng vân, phép biến hóa, phép chiến đấu, nhưng cuối cùng thì không tài nào để có thể vượt qua lòng bàn tay của đức Phật “trùm cả vũ trụ, cao hơn núi, sâu hơn biển”.  

Từ một loài dã thú, Ngộ Không đã đốn ngộ. Trên nguyên lý “Vạn Pháp do tâm tạo” thì caí tâm trí tuệ, kiến tánh là mau liễu ngộ nhất. Năm trăm năm chịu gò bó, phải tu tỉnh để xét mình, thơi gian cũng đủ cho Ngộ Không hiểu được căn nguyên của vấn đề chinh phục thành công ý nghĩa của cuộc sống.  

Có đoạn Ngộ Không đã trả lời với vua Bách Trượng: 

- Tài năng gì, thì cũng hữu hạn. Chính chơn tâm là cái vô cùng. Dĩ nhiên, phải lấy vô cùng để giải tỏa cho sự hữu hạn. 

Trên đây mới chính là đoạn đầu: Suốt cuộc hành trình từ Tây Á sang Trung Á, dọc theo “con đường lụa”, Ngộ Không đã va chạm rất nhiều với cuộc sống, nói đúng hơn là va chạm với thử thách. 

Đường Tam Tạng mang theo với hành trang, chỉ vỏn vẹn có một niềm tin vào sự hưng vong của chánh pháp. Niềm tin đó đã cảm hóa, đã giải tỏa tất cả. Niềm tin đã được đáp ứng bằng sự thành công trong việc thỉnh kinh từ xứ Phật về Trung Hoa, đem ánh sáng mới, sáng chói hơn, sâu sắc hơn cho việc truyền đạo và hành đạo. 

Dĩ nhiên, Ngộ không suốt quá trình vượt núi, băng ngàn, cũng thu thập, thấm nhuần đạo hạnh và chí khí ấy. 

Tài Liệu Tham Khảo 

Phần Ngài Huyền Trang    

1.- Religions Indiennes du Camboge et du Laos L’Indochine – Volum 2 – G Cocdes (tom 1)Paris – 1929.

2.- Esquiese d’une histoire de la Philosopie Indienne – Marson Oursel 1031.

3.- L’Inde classique – (2 tom) – Luois Renon et Y Filiozat (1947 – 1953).

4.- Traité de la Grande vertue de sagesse da Ganarjune – 2 Volumes) – E. Lamoote – Lon don – 1942.

5.- Religion of India – 3 Volumes) – Hopkins – 1952.

6.- History of Sanskit Literaure – Mac Donell – 1952.

7.- The Religion of the Veda – Bloomfield – 1926

8.- Thirteen Principal Upanishad – Hume – 934.

9.- Buddhist Thought in India – Conze – 1933.

10.- An Introduction of the Study of Indian Study – D. Kosambi Bombay – 1926.

11.- Outline of India Philosophy of Buddhism – Hiriyama - New York – 1932.

12.- The Central Philosophy of Buddhism – T.Tv. Murty – London - 1955.

13.- Le Law of Mame – G. Buhler.

14.- Philosophy of Indian – H. Zimmer – New York – 1951.

15.- Outline of Ancient Indian – History and Civilization – R.C. Mazumdar.

16.- Ấn Độ Triết Học Dử - Của Vũ Tinh, Bá Thọ.

17.- Ấn Độ Phật Giáo Sử - Của Long Sơn, Chương Chơn.

18.- Ấn Độ Triết Học Sử - Của Kim Sơn. Chiễn Chiếu.

19.- Ấn Độ Tư Tưởng Sử - Của Trung Thơn Nguyên.

20.- Ấn Độ Học, Phật Giáo Sử - Tập luận.

 

Những Tin Cùng Chủ Đề Đã Qua:
Hai Câu Chuyện Rất “Thương Tâm”
Phật Đản Miền Đông Bắc Hoa Kỳ
Một Đạo Tràng Bố Tát Đặc Biệt
Đi Quanh Một Vòng Với Các Đạo Tràng An Cư – 2021
Mùa Xuân Tân Sửu – 2021
Thông Báo Mới Của CDC Chỉ Có 6% Số Người Tử Vong COVID -19 . . . .
Vu Lan 2564-2020 Nhớ Ơn Nhị Vị Hòa Thượng “Đức Niệm và Mãn Giác”
Luận về : Cái Chết Nguyên Con
Có Những Cái Chết
Thông Điệp Của Sự Hạnh Phúc
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT HOA KỲ
TỔ ĐÌNH TỪ ĐÀM HẢI NGOẠI
615 N Gilbert Rd Irving TX 75061 - 6240 ĐT:(972)986 - 1019
Bạn là người online số:
3149980
Có -85 Khách Đang Online